Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân trúng mùa sắn

Nông dân trúng mùa sắn
Ngày đăng: 10/09/2015

Anh Nguyễn Văn Tre mừng vì sắn được mùa

Vụ sắn này, gia đình anh Nguyễn Văn Tre, ngụ ấp Ba Ven, xã Lộc Khánh trồng 1 ha. Tranh thủ thời tiết khô ráo, gia đình đã huy động nhân công ra đồng thu hoạch.

Theo tính toán của anh Tre, năm nay hộ anh thu hơn 80 tấn, với giá bán dao động từ 4.400 - 5.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, hộ anh lãi hơn 200 triệu đồng.

Anh Tre phấn khởi cho biết thêm: “Năm 1997, gia đình tôi rời Bến Tre lên Bình Phước lập nghiệp. Do không đất sản xuất nên gia đình phải thuê đất của các hộ dân bỏ hoang để trồng sắn và cho thu nhập khá ổn định”.

Cùng chung niềm vui được mùa sắn với anh Tre, anh Điểu Kữu, ngụ ấp Cần Lê, xã Lộc Khánh chia sẻ: “Gia đình tôi trồng sắn 5 năm nay. Mùa vụ kéo dài 3 - 4 tháng nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tôi rất phấn khởi vì năm nay ai trồng sắn cũng đều “hốt bạc””.

Hai xã An Khương và Lộc Khánh giáp nhau, là khu vực chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Trước kia, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do trồng cây hiệu quả kinh tế thấp như lúa, đậu xanh, bắp.

Thế nhưng, những năm gần đây, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, trong đó cây sắn đóng vai trò chủ lực. Người dân trồng sắn xen với những cây trồng lâu năm như quýt, bưởi, cao su non để lấy ngắn nuôi dài.

Mặc dù năm nay thời tiết không mấy thuận lợi, hạn hán kéo dài nhưng nhờ quy trình trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nên mùa sắn không bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, thương lái cạnh tranh thu mua với giá cao hơn những năm trước nên người dân ai cũng vui.

Trồng sắn xen canh trong vườn cây ăn trái, cây công nghiệp trở nên quen thuộc với người dân trong vùng, chi phí đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trung bình mỗi ký giống cho năng suất khoảng 1 - 2,5 tấn sắn. Nhiều năm trước giá sắn thấp, khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn có lãi.


Có thể bạn quan tâm

Mít Thái đầy vườn, giá rớt thê thảm Mít Thái đầy vườn, giá rớt thê thảm

Năng suất cao, chất lượng vượt trội so với giống bình thường nhưng do đua nhau trồng nên mít Thái Lan đang rớt giá thê thảm, thậm chí thương lái chẳng chịu thu mua

22/06/2015
Giá dứa (khóm) giảm, nông dân lo lắng Giá dứa (khóm) giảm, nông dân lo lắng

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang xây dựng được vùng dứa (khóm) chuyên canh trên 15.000 ha phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười. Từ đầu năm đến nay, nông dân địa phương thu hoạch được trên 160.000 tấn dứa thương phẩm, đạt khoảng 60% chỉ tiêu cả năm.

22/06/2015
Mùa hái vải thuê Mùa hái vải thuê

Năm nào cũng vậy, khi tới mùa thu hoạch vải là những địa phương trồng nhiều vải như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh... lại trở nên khan hiếm nhân lực lao động phục vụ công việc hái vải. Vì thế tiền công thu hái vải được đẩy lên khá cao...

22/06/2015
Xây dựng thương hiệu, bao tiêu xoài cù lao Giêng (An Giang) Xây dựng thương hiệu, bao tiêu xoài cù lao Giêng (An Giang)

Đó là ý kiến của người dân 3 xã cù lao Giêng (Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, Chợ Mới, An Giang).

22/06/2015
Hè nhau bán sầu riêng non Hè nhau bán sầu riêng non

Thời gian gần đây, thương lái đổ xô về các nhà vườn ở Đồng Nai thu gom sầu riêng theo hình thức bao tiêu hết vườn, cắt cả những trái sầu riêng chưa đủ độ già. Sầu riêng bán tại vườn nhanh chóng “sốt” giá, hiện đang ở mức từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, cao hơn khoảng 10 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều nông dân khấp khởi vui mừng vì bán được hàng với giá cao.

22/06/2015