Nông dân trúng mùa sắn

Anh Nguyễn Văn Tre mừng vì sắn được mùa
Vụ sắn này, gia đình anh Nguyễn Văn Tre, ngụ ấp Ba Ven, xã Lộc Khánh trồng 1 ha. Tranh thủ thời tiết khô ráo, gia đình đã huy động nhân công ra đồng thu hoạch.
Theo tính toán của anh Tre, năm nay hộ anh thu hơn 80 tấn, với giá bán dao động từ 4.400 - 5.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, hộ anh lãi hơn 200 triệu đồng.
Anh Tre phấn khởi cho biết thêm: “Năm 1997, gia đình tôi rời Bến Tre lên Bình Phước lập nghiệp. Do không đất sản xuất nên gia đình phải thuê đất của các hộ dân bỏ hoang để trồng sắn và cho thu nhập khá ổn định”.
Cùng chung niềm vui được mùa sắn với anh Tre, anh Điểu Kữu, ngụ ấp Cần Lê, xã Lộc Khánh chia sẻ: “Gia đình tôi trồng sắn 5 năm nay. Mùa vụ kéo dài 3 - 4 tháng nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tôi rất phấn khởi vì năm nay ai trồng sắn cũng đều “hốt bạc””.
Hai xã An Khương và Lộc Khánh giáp nhau, là khu vực chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Trước kia, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do trồng cây hiệu quả kinh tế thấp như lúa, đậu xanh, bắp.
Thế nhưng, những năm gần đây, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, trong đó cây sắn đóng vai trò chủ lực. Người dân trồng sắn xen với những cây trồng lâu năm như quýt, bưởi, cao su non để lấy ngắn nuôi dài.
Mặc dù năm nay thời tiết không mấy thuận lợi, hạn hán kéo dài nhưng nhờ quy trình trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nên mùa sắn không bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, thương lái cạnh tranh thu mua với giá cao hơn những năm trước nên người dân ai cũng vui.
Trồng sắn xen canh trong vườn cây ăn trái, cây công nghiệp trở nên quen thuộc với người dân trong vùng, chi phí đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trung bình mỗi ký giống cho năng suất khoảng 1 - 2,5 tấn sắn. Nhiều năm trước giá sắn thấp, khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Tranh thủ thời gian nghỉ giữa 2 vụ sản xuất, hàng trăm hộ dân ở huyện Thăng Bình, Duy Xuyên (Quảng Nam) triển khai gieo trồng dưa gang và dưa leo trên những chân đất lúa. Nhờ dưa được mùa được giá nên nhiều gia đình có nguồn thu nhập cao.

Đây là loại trái cây tươi thứ hai sau thanh long của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc.

Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.

Tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Ngãi thực hiện mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng tại hộ ông Võ Đình Lân ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ trên qui mô 108 m3 lồng nổi với tổng lượng cá giống là 1.080 con.

Thời gian qua, tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng có hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nông dân các xã tiểu vùng II, III đã mạnh dạn đầu tư, với diện tích tăng trên 300ha so với năm 2012.