Nông Dân Trúng Mùa

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, vụ ĐX năm nay nhiều nông dân TP Cà Mau đã chọn các giống lúa lai, lúa chất lượng cao như OM 4900, OM 6162, Tài Nguyên… để gieo sạ. Đây là những giống lúa được đánh giá hợp với điều kiện thổ nhưỡng, phát triển tốt trên đồng đất TP Cà Mau.
Vụ ĐX này nông dân xã Tân Thành gieo cấy được 278 ha, với 75% diện tích là giống lúa lai. Đến thời điểm này đã thu hoạch, năng suất đạt khá cao. Ông Trần Quang Thum, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành, cho biết: “Năm nay, do thời tiết thuận lợi, nông dân chăm sóc tốt nên lúa ít sâu bệnh. Đầu vụ, xã được ngành nông nghiệp đầu tư nạo vét 2 tuyến kênh thủy lợi phục vụ cho trồng lúa, nguồn nước đủ nên năng suất lúa cao hơn so cùng kỳ 0,5 tấn/ha".
Anh Nguyễn Văn Toản ở xã Tân Thành cho biết: Vào thời điểm lúa trổ, trời mưa nhiều nên tôi cũng rất lo. Tuy nhiên, năng suất lúa năm nay tương đối khá, đạt 25 giạ/công, giá khá cao. Tuy là đất mướn nhưng tôi nhẩm tính trừ hết chi phí đầu tư, đóng tiền thuê đất cho chủ, mỗi công cũng còn lời được hơn chục giạ lúa.
Về các xã vùng ven TP Cà Mau trong những ngày này, trên khắp các cánh đồng đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh nông dân đang háo hức ra đồng gặt lúa. Dọc theo triền đê, các khoảnh sân trước nhà điều được tận dụng để phơi lúa. Ông Lê Hồng Dũng, ở xã Tân Thành phấn khởi cho biết: “Năm nay gia đình tôi làm 6 công lúa giống Tài nguyên, vừa thu hoạch xong. Thương lái vào ruộng trả giá 7.500 đồng/kg, với giá này mỗi công lúa lãi được 1,5 triệu đồng nhưng tôi chưa bán. Dự đoán giá lúa có thể tăng nữa nên tôi mang về nhà trữ lại.”
Phòng Kinh tế TP Cà Mau đã lên kế hoạch tập trung chỉ đạo nông dân tiến hành cày ải, phơi đất để chuẩn bị gieo cấy lại vụ lúa mùa. Khuyến cáo nông dân nên chọn các giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt để canh tác. Phòng cũng cử cán bộ tập huấn chuyển giao KHKT theo mô hình “3 giảm, 3 tăng”, mở rộng diện tích trồng lúa cấp xác nhận, phấn đấu gieo sạ theo trong khung thời vụ mà ngành đề ra. Tiếp tục đầu tư nạo vét các tuyến kênh thủy lợi, cung cấp đủ nguồn nước cho bà con SX.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng nhóm nông dân hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long, huyện Châu Thành cho biết: Tổ hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long sẽ kết hợp với nhà vườn địa phương tiếp tục sản xuất trái cây “sạch” để cung ứng cho thị trường ngoài nước, tạo cơ hội đầu ra cho trái cây Việt Nam.

Nông dân 3 xã cù lao của huyện Chợ Mới (An Giang), gồm: Bình Phước Xuân, Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp đang trồng xoài cát hồng, Đài Loan… để xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước trong khu vực.

Các nhà vườn bán trực tiếp cho thương lái với giá: xoài cát Chu 28.000 - 30.000 đồng/kg, tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với thời vụ chính; xoài cát Hòa lộc có giá từ 55.000 - 60.000 đồng/kg. Riêng xoài Đài Loan giá tăng khá cao, bình quân từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi.

Cam Xã Đoài là đặc sản riêng có ở Nghệ An và là niềm tự hào của người dân xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc). Giống cam này trước đây chỉ trồng ở xã Nghi Diên, nhưng những năm gần đây được các nhà khoa học và nông dân chiết ghép, lai tạo, đưa đến trồng và nhân rộng ở các địa phương khác trong tỉnh.

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) có thế mạnh là kinh tế vườn, dù những năm qua giá cả nông sản nói chung và cây trái nói riêng thường biến động, nhưng xoài vẫn được xác định là cây trồng cho thu nhập cao và ổn định. Vì vậy trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của xã giai đoạn 2015 - 2020, địa phương tiếp tục duy trì các vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao.