Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Trúng Mùa

Nông Dân Trúng Mùa
Ngày đăng: 08/03/2012

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, vụ ĐX năm nay nhiều nông dân TP Cà Mau đã chọn các giống lúa lai, lúa chất lượng cao như OM 4900, OM 6162, Tài Nguyên… để gieo sạ. Đây là những giống lúa được đánh giá hợp với điều kiện thổ nhưỡng, phát triển tốt trên đồng đất TP Cà Mau.

 
Vụ ĐX này nông dân xã Tân Thành gieo cấy được 278 ha, với 75% diện tích là giống lúa lai. Đến thời điểm này đã thu hoạch, năng suất đạt khá cao. Ông Trần Quang Thum, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành, cho biết: “Năm nay, do thời tiết thuận lợi, nông dân chăm sóc tốt nên lúa ít sâu bệnh. Đầu vụ, xã được ngành nông nghiệp đầu tư nạo vét 2 tuyến kênh thủy lợi phục vụ cho trồng lúa, nguồn nước đủ nên năng suất lúa cao hơn so cùng kỳ 0,5 tấn/ha". 
Anh Nguyễn Văn Toản ở xã Tân Thành cho biết: Vào thời điểm lúa trổ, trời mưa nhiều nên tôi cũng rất lo. Tuy nhiên, năng suất lúa năm nay tương đối khá, đạt 25 giạ/công, giá khá cao. Tuy là đất mướn nhưng tôi nhẩm tính trừ hết chi phí đầu tư, đóng tiền thuê đất cho chủ, mỗi công cũng còn lời được hơn chục giạ lúa. 
Về các xã vùng ven TP Cà Mau trong những ngày này, trên khắp các cánh đồng đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh nông dân đang háo hức ra đồng gặt lúa. Dọc theo triền đê, các khoảnh sân trước nhà điều được tận dụng để phơi lúa. Ông Lê Hồng Dũng, ở xã Tân Thành phấn khởi cho biết: “Năm nay gia đình tôi làm 6 công lúa giống Tài nguyên, vừa thu hoạch xong. Thương lái vào ruộng trả giá 7.500 đồng/kg, với giá này mỗi công lúa lãi được 1,5 triệu đồng nhưng tôi chưa bán. Dự đoán giá lúa có thể tăng nữa nên tôi mang về nhà trữ lại.” 
Phòng Kinh tế TP Cà Mau đã lên kế hoạch tập trung chỉ đạo nông dân tiến hành cày ải, phơi đất để chuẩn bị gieo cấy lại vụ lúa mùa. Khuyến cáo nông dân nên chọn các giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt để canh tác. Phòng cũng cử cán bộ tập huấn chuyển giao KHKT theo mô hình “3 giảm, 3 tăng”, mở rộng diện tích trồng lúa cấp xác nhận, phấn đấu gieo sạ theo trong khung thời vụ mà ngành đề ra. Tiếp tục đầu tư nạo vét các tuyến kênh thủy lợi, cung cấp đủ nguồn nước cho bà con SX.


Có thể bạn quan tâm

Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

06/10/2015
Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

06/10/2015
Mùa bắt cá suối ở Sa Pa Mùa bắt cá suối ở Sa Pa

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.

06/10/2015
Theo tàu đánh bắt cá cơm Theo tàu đánh bắt cá cơm

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

06/10/2015
Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

06/10/2015