Nông Dân Trúng Lớn Vụ Nghêu 2012

Nếu như vụ nghêu 2011 có hàng trăm hộ nuôi rơi vào cảnh lỗ nặng do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì sang năm 2012 bà con ai cũng thở phào nhẹ nhỏm vì nghêu đang phát triển tốt. Hiện nghêu thương phẩm có giá bán khá cao, năng suất tăng hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu.
Ông Nguyễn Văn Quí, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, Tiền Giang cho biết: “Vụ nghêu năm nay phát triển tốt lắm, nghêu nuôi rất khỏe, chắc chắn sẽ có một vụ bội thu cho mà xem”.
Theo ông Quí, tính đến thời điểm này toàn huyện đã xuống giống được khoảng 2.000 héc ta diện tích nuôi nghêu, tập trung nhiều nhất ở 2 xã Tân Thành và Tân Điền, huyện Gò Công Đông.
“Nếu như vụ nghêu năm ngoái có đến 86% trên tổng số 2.000 héc ta diện tích nghêu nuôi bị thiệt hại, thì vụ năm nay hầu như không xảy ra vụ dịch bệnh nào đáng kể, ngoại trừ một phần nhỏ diện tích được nuôi tập trung ở các trại, cơ sở nuôi trên địa bàn”.
Ông Trần Văn Vinh, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông - một hộ nuôi nghêu lâu năm ở đây, cho biết tình hình thời tiết năm nay thuận lợi, nghêu nuôi đang phát triển tốt. “Dù diện tích thu hoạch chưa nhiều nhưng tôi tin chắc vụ nghêu năm nay bà con sẽ trúng mùa lớn, còn giá cả thì vẫn chưa thể khẳng định được”, ông Vinh nói.
Anh Trần Văn Hai, cán bộ quản lý Trung tâm giống thủy sản Tân Thành, huyện Gò Công Đông nói: “Nghêu nuôi năm nay đạt lắm. Hiện giá bán nghêu thịt khá cao, trên dưới 30.000 đồng/kí lô gam, người nuôi sẽ lãi lớn”.
“Qua thống kê những phần diện tích nuôi nghêu đã thu hoạch, năm nay mỗi héc ta bà con nông dân thu được khoảng 10 – 12 tấn nghêu thịt. Với giá bán khoảng 30.000 đồng/kí lô gam, tôi tin bà con sẽ trúng lớn”, ông Quí cho biết.
Có thể bạn quan tâm

2 tuần qua, ngư dân huyện Châu Thành, Chợ Mới (An Giang) đánh lưới bắt được nhiều cá bông lau to từ 5 - 7kg/con trên sông Hậu, đoạn từ đuôi cồn Bà Hòa đến vàm Chắc Cà Đao. Tiểu thương chợ An Châu (Châu Thành) mua của ngư dân giá 180.000 đồng/kg, sau đó đưa về chợ cắt khúc bán từ 200.000 - 280.000 đồng/kg.

Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên diện rộng đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, khiến tỷ lệ hộ nuôi tôm thành công ít dần. Trước thực trạng đó, những mô hình nuôi tôm thành công theo hướng an toàn sinh học rất đáng được quan tâm, đúc kết, để tìm ra quy trình nuôi mang lại hiệu quả bền vững.

Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.

Thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm, với giá trị XK cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Trong đó, phần lớn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK chủ yếu được nuôi tại các tỉnh ven biển ĐBSCL.