Nông dân trồng tiêu thắng lớn nhờ năng suất cao, giá ổn định

Một số loại sâu bệnh gây hại không đáng kể nên các diện tích trồng tiêu trong huyện cho tỷ lệ đậu trái cao, năng suất ước tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Thu hoạch tiêu đầu mùa tại xã Bảo Quang, huyện Long Khánh (Đồng Nai).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Đồng Nai là một trong ba địa phương có diện tích tiêu lớn nhất cả nước với trên 8.000ha.
Các huyện có diện tích trồng tiêu tăng nhanh là Xuân Lộc, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Thống Nhất... Trong số đó, huyện Xuân Lộc dẫn đầu với gần 3.000ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Xuân Thọ, Xuân Trường, Suối Cao.
Những năm gần đây, giá hạt tiêu ở mức cao, nhiều hộ nông dân chuyển diện tích không thích hợp của cây trồng khác sang trồng tiêu. Đặc biệt, bà con nông dân có kinh nghiệm trong đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc để kéo dài thời gian thu hoạch.
Với cách làm này, nhiều nông dân trồng tiêu tại huyện Xuân Lộc giàu lên, một số người trở thành triệu phú.
Với diện tích 2.000ha đang cho thu hoạch, mỗi năm Xuân Lộc cung cấp ra thị trường sản lượng khoảng 6.000 tấn tiêu đen. Năm nay, giá hạt tiêu giữ ở mức khá ổn định từ 200.000 - 210.000 đồng/kg. Nhiều khả năng niên vụ năm nay, người trồng tiêu thắng lớn.
Để nâng cao giá trị hồ tiêu Xuân Lộc, mới đây Phòng Quản lý sở hữu trí tuệ (thuộc Sở Khoa học Công nghệ) vừa trao giấy chứng nhận nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” cho Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ.
Theo đánh giá của các Hiệp hội tiêu trong nước và quốc tế, hạt tiêu tại vùng đất Xuân Lộc có chất lượng tốt, sọ tiêu to, chắc, vị cay nồng rất đặc trưng. Song do chưa có thương hiệu nên hạt tiêu của Xuân Lộc luôn chịu giá bán ngang với hạt tiêu các vùng khác.
Việc cấp nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” không chỉ giúp hạt tiêu của Xuân Lộc có chỗ đứng trên thị trường nội địa, mà còn mở cơ hội tiến xa ra thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 60,7 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện thị trường XK cũng đã được mở rộng hơn, các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đã xuất sang được 34 thị trường.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về sự phát triển của ngành thủy sản hiện nay.

ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa gạo là khâu đột phá.

Tuy phải cạnh trạnh khốc liệt với nhiều loại trái cây nhập khẩu với mẫu mã đẹp và giá cả ổn định hơn nhưng trái cây nội vẫn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

Qua 2 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, đã có 10/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL xây dựng được đề án và kế hoạch hành động. Trên cơ sở này, các tỉnh đã bắt tay vào tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi gia súc, gia cầm dựa theo lợi thế cạnh tranh đang mang lại hiệu quả thiết thực.