Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Trồng Rau VietGap

Nông Dân Trồng Rau VietGap
Ngày đăng: 28/06/2013

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian qua, nhiều lớp huấn luyện nông dân do Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai xây dựng mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại các xã vùng lòng chảo Điện Biên.

Nhờ đó, đã giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác truyền thống, sản xuất rau quả an toàn vừa nâng cao thu nhập vừa đảm bảo môi trường sinh thái.

Dẫn chúng tôi đi thăm các chân ruộng trồng rau theo hướng VietGap tại bản A1, xã Noong Luống, ông Bùi Văn Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Noong Luống (huyện Điện Biên) cho biết: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân trong xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ trồng lúa sang trồng rau màu vừa đa dạng hóa cây trồng, vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, do chỉ trồng rau bằng kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao, sâu bệnh phát triển nhiều trong khi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn tại. Từ năm 2011 đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật đã mở lớp huấn luyện nông dân trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap cho 20 hộ. Từ mô hình đó, đến nay, xã đã quy hoạch vùng trồng rau an toàn hơn 3ha, mỗi năm thu lợi hàng trăm triệu đồng cho bà con.

Chị Nguyễn Thị Hay, bản A1 cho biết: Tham gia mô hình, chúng tôi được tập huấn kiến thức về phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM và kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Điều quan trọng nhất trong quá trình trồng rau từ khâu làm đất, ủ phân, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phải tuân thủ thời gian sử dụng thuốc hóa học đến khi thu hoạch. áp dụng phương pháp đó, chúng tôi nhận thấy, sâu bệnh trên cây rau ít xuất hiện, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ít hơn, năng suất cao hơn và chất lượng được đảm bảo. Theo tính toán của chị Hay, cứ 1.000m2 trồng rau theo hướng VietGap thì thu lợi cao hơn khoảng 2 triệu đồng theo phương pháp truyền thống.

Còn tại xã Sam Mứn - vùng trọng điểm rau xanh của huyện Điện Biên, đến nay, hầu hết diện tích rau xanh đều được trồng theo hướng an toàn, theo tiêu chuẩn VietGap. Ông Lò Văn Chanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sam Mứn cho biết: Với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ven sông Nậm Núa nên hàng năm đất được bồi đắp lượng phù sa, thuận lợi cho phát triển rau màu. Đến nay, toàn xã có hơn 150ha đất sản xuất rau màu, đem lại nguồn thu không nhỏ cho bà con.

Nhất là từ khi áp dụng các phương pháp sản xuất rau màu theo hướng VietGap, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt và đã dần hình thành “thương hiệu” rau Sam Mứn, nên bà con càng tích cực chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau.

Chị Nguyễn Thị Thủy, bản Pom Lót (xã Sam Mứn) cho biết: Với hơn 300m2 trồng rau bắp cải, su hào theo hướng VietGap, với giá rau bắp cải trung bình 5.000 – 10.000 đồng/kg; su hào có giá 5.000 – 15.000 đồng/kg, dù chưa kết thúc vụ rau chính trong năm, nhưng gia đình ông đã thu hơn 6 triệu đồng.

Áp dụng đúng quy trình sản xuất rau an toàn, cây rau phát triển nhanh, vừa đảm bảo chất lượng lại đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều mà người trồng rau an toàn trăn trở đó là người tiêu dùng chưa phân biệt được đâu là rau sạch, nên giá cả đôi khi chưa thực sự tương xứng với công sức mà nông dân bỏ ra. Chính vì vậy, ngành chức năng cần phối hợp với các địa phương xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn trên thị trường để nông dân yên tâm mở rộng diện tích trồng rau, tăng thu nhập.

Đẩy mạnh tyên truyền, phổ biến để người dân biết về rau an toàn. Đồng thời đẩy mạnh liên kết “4 nhà” để sản xuất, sơ chế, đóng gói sản phẩm, cung cấp cho cửa hàng, đại lý đảm bảo giá ổn định, vừa đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, vừa cung cấp địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Những Hộ Nuôi Hàu Đất Mũi Lãi Trên 1 Tỷ Đồng Những Hộ Nuôi Hàu Đất Mũi Lãi Trên 1 Tỷ Đồng

Năm 2014 những hộ nuôi hàu lồng ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau rất phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, hàu thương phẩm không bị rớt giá. Toàn xã Đất Mũi hiện có 17 bè nuôi hàu, khoảng 500 lồng. Đầu năm 2014, thả nuôi trên 100 tấn hàu giống, đến nay đã thu hoạch 170 tấn hàu thương phẩm trừ chi phí lãi trên 1 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ lãi trên 70 triệu đồng. Sau 8 tháng hàu giống đạt trọng lượng từ 4 - 5 con/kg và thu hoạch dần cho đến cuối năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh giá dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Hàu là loại dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là phù sa. Đặc biệt nuôi hàu cũng ít tốn công chăm sóc nên lợi nhuận đem lại từ con hàu thương phẩm rất lý tưởng. Hiện nay, những hộ nuôi hàu lồng xã Đất Mũi chuẩn bị hàu giống để nuôi lấp vụ.

04/12/2014
Để Cá Tra Về Giá Trị Thực Để Cá Tra Về Giá Trị Thực

Nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất khu vực ĐBSCL. Năm 2013 nuôi 1.994 ha, sản lượng đạt 365.437 tấn, XK đạt 182.714 tấn, giá trị kim ngạch hơn 473 triệu USD. Cá tra Đồng Tháp đã có mặt ở hơn 90 thị trường trên thế giới.

14/07/2014
Nam Định Nâng Cao Chất Lượng Con Giống Bảo Đảm Thành Công Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Nam Định Nâng Cao Chất Lượng Con Giống Bảo Đảm Thành Công Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định hiện phát triển sôi động cả ở vùng mặn lợ và nước ngọt; diện tích nuôi trồng đạt trên 15,5 nghìn ha với 40 vùng nuôi tập trung, sản lượng trung bình mỗi năm đạt 63,5 nghìn tấn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn và nuôi trồng được ứng dụng nhanh vào sản xuất.

04/12/2014
Người Nuôi Cá Điêu Hồng Đang Lãi Cao Người Nuôi Cá Điêu Hồng Đang Lãi Cao

Hơn một tháng qua, người nuôi cá điêu hồng ở Hợp tác xã (HTX) xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phấn khởi vì cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng trước và nông dân lãi hơn 6.000 đồng/kg cá. Tuy nhiên, giá cá thường bấp bênh, dịch bệnh tăng, chất lượng con giống và môi trường là những vấn đề khiến người nuôi cá điêu hồng không an tâm.

14/07/2014
Hàu Chết, Dân Mất Tiền Tỷ Hàu Chết, Dân Mất Tiền Tỷ

Từ tháng 3 đến nay, hàu nuôi tại Long Sơn xảy ra hiện tượng chết kéo dài và hàng loạt nhưng chưa rõ nguyên nhân. Có người mất trắng cả tỷ đồng, có người còn chút vốn liếng muốn gầy lại đợt hàu sau nhưng không dám vì sợ rủi ro.

04/12/2014