Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm

Với năng suất cao từ 30 - 40 tấn/ha, giá bán bình quân 10.000 đồng/kg, mỗi hécta mãng cầu xiêm đạt giá trị sản lượng 300 - 400 triệu đồng, trừ chi phí bà con còn lãi trên 200 triệu đồng.
Diện tích trồng mãng cầu xiêm tập trung tại các xã cù lao Tân Thạnh, Tân Thới, Tân Phú... thuộc huyện Tân Phú Đông - vùng chuyên canh mãng cầu xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú Đông, cây mãng cầu xiêm thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn ven biển Tân Phú Đông, nơi thiên nhiên khắc nghiệt, mỗi năm có đến 6-8 tháng bị nhiễm mặn.
Ông Nguyễn Trường Vũ, nông dân giỏi thâm canh mãng cầu xiêm tại xã cù lao Tân Thạnh (Tân Phù Đông), cho biết gia đình ông có 0,5ha mãng cầu xiêm, mỗi năm đạt sản lượng 20 tấn quả, thu về 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 200 triệu đồng, gấp hàng chục lần so với trồng lúa. Nhờ cây trồng đặc sản này, mấy năm nay kinh tế gia đình ông khá hẳn lên.
Để phát huy thế mạnh này, tỉnh Tiền Giang giúp huyện Tân Phú Đông quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan khoa học và ngành hữu quan như Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang… khuyến khích nông dân chăm sóc theo khoa học, áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái theo ý muốn cũng như chủ động phòng trị sâu bệnh bảo vệ cây trồng, thâm canh theo quy trình canh tác VietGAP...
Địa phương cũng đã thành lập Tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú nhằm chuyển giao quy trình thâm canh theo hướng VietGAP, nâng cao chất lượng quả, đồng thời khẳng định thương hiệu mãng cầu xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, tháng Bảy vừa qua, được sự hỗ trợ của Viện Cây ăn quả miền Nam, Tổ hợp tác mãng cầu xiêm xã Tân Phú đã đạt chứng nhận VietGAP trên diện tích hơn 13ha, với 25 hộ tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh cây ăn trái đang lên ngôi thì năm nay hồ tiêu tiếp tục được nông dân xuống giống đại trà. Hiện diện tích hồ tiêu tăng đáng kể ở các huyện, thị xã trong tỉnh Bình Phước.

Đó là ông Đỗ Đình Hòa, chủ cơ sở sản xuất meo nấm ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định). Hiện cơ sở của ông Hòa chuyên sản xuất meo giống nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, cung cấp thành phẩm nấm các loại. Từ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nấm, ông Hòa có lãi ròng vài trăm triệu đồng/năm.

Do giá mủ cao su trên thị trường giảm mạnh, trồng cao su không có lợi nhuận, thậm chí bị lỗ nên nhiều người ở huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã chặt bỏ cây cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền) chuyển sang trồng các loại cây khác như hồ tiêu, cà phê nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.