Nông dân thu lợi lớn nhờ áp dụng 3 giảm 3 tăng và SRI

Chú trọng nâng cao nhận thức nông dân
Dự án được thực hiện với quy mô 50ha ở vụ hè thu năm 2014, có 62 hộ nông dân (ND) tại huyện Thạnh Trị tham gia, sử dụng giống lúa nguyên chủng RVT với lượng giống 40 – 50kg/ha.
Mô hình áp dụng phương pháp cấy máy mạ 10 – 12 ngày tuổi và sản phẩm đều được doanh nghiệp bao tiêu.
“Ban đầu triển khai, nhiều ND cũng còn khá e dè, mình phải làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn thì ND mới an tâm thực hiện.
Đồng thời, chúng tôi lập một nhóm cán bộ kỹ thuật luôn theo sát hỗ trợ những hộ ND thực hiện mô hình” – ông Võ Quốc Trung – Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Việc sử dụng máy cấy giúp các hộ tham gia dự án nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
Theo Phòng NNPTNT huyện Thạnh Trị, điều thuận lợi là dự án được chính quyền các địa phương (thị trấn Phú Lộc, các xã Tuân Tức, Lâm Tân và Lâm Kiết) nhiệt tình ủng hộ, hợp tác chặt chẽ với Trạm Khuyến nông và nhóm cán bộ kỹ thuật.
Anh Ngô Văn Phong – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thạnh Trị thông tin: Nhóm cán bộ kỹ thuật phối hợp Trạm Khuyến nông, Phòng NNPTNT huyện Thạnh Trị tiến hành tổ chức phiên họp tiếp xúc trực tiếp với ND tại địa điểm đã chọn.
Ban chỉ đạo đã giới thiệu mục đích, ý nghĩa và mục tiêu mong đợi của dự án; các nội dung hoạt động chính của dự án; quyền lợi và trách nhiệm của ND khi tham gia dự án…
Nhà nông phấn khởi
“Khi tham gia dự án, tôi được tham gia lớp tập huấn để áp dụng phương pháp cấy trên diện tích của nhà mình; hơn nữa tôi còn biết sử dụng phân hữu cơ sinh học trong kỳ làm mạ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.
Vụ hè thu năm 2014, tôi giảm được chi phí đầu vào hơn 17%, sau vụ thu lợi nhuận gần 40 triệu đồng/ha” – anh Ngô Thanh Phúc (ngụ ấp Xa Mau 1, thị trấn Phú Lộc) chia sẻ.
Nhóm cán bộ kỹ thuật thực hiện dự án cho biết: Chi phí sản xuất trung bình là gần 19 triệu đồng/ha; năng suất trung bình đạt gần 7 tấn/ha, với giá thành sản xuất chỉ hơn 2.800 đồng/kg.
Với giá bán từ 5.400 – 5.720 đồng/kg, ND có thể thu về gần 36 triệu đồng/ha (lợi nhuận đạt gần 17 triệu đồng/ha).
Ông Dương Minh Hoàng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng nhận định: “Điều đáng mừng hơn là sau khi mô hình điểm được thực hiện thì tiếp tục được nhân rộng.
Thực tế là tình hình sản xuất lúa ở Sóc Trăng từ lâu đã rất thành công với cánh đồng mẫu, từ cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục đưa vào những kỹ thuật mới, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất và mô hình 3 giảm, 3 tăng là một trong số đó”.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, qua kiểm tra sau khi kết thúc dự án, trong vụ đông xuân 2014-2015 tại huyện Thạnh Trị, ND đã tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất theo phương pháp cấy trên 120ha.
Ngoài ra, một số ND thuộc tổ sản xuất giống nông hộ ở các huyện lân cận như Mỹ Tú, Ngã Năm, Châu Thành, Mỹ Xuyên thực hiện mô hình trên quy mô diện tích tương đương 350ha.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Trong nhiều năm gần đây, tình hình dịch bệnh đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù ngành chức năng tích cực lấy mẫu xét nghiệm, đưa ra khuyến cáo đối với người nuôi để giảm bớt thiệt hại song các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay còn gặp không ít khó khăn.

Trước tình trạng này, UBND xã Phước Thuận đã mời tất cả các trường hợp tới làm việc, yêu cầu tự giác tháo dỡ, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trước ngày 31.10.2014. Nếu các hộ không tự giác chấp hành, UBND xã Phước Thuận sẽ xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ.

Về xã Bình Định (Kiến Xương) vào những ngày này, dọc các con đường liên thôn to rộng là hệ thống mương máng được xây dựng chắc chắn, thuận lợi cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt. Những thửa ruộng tươi tốt, những bông lúa trĩu hạt đã nói lên sự cố gắng cần cù của bà con nông dân và sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Sản xuất nấm với việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và cho giá trị kinh tế cao đang được nhiều người dân nông thôn ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trồng và nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH&CN) tỉnh Bắc Ninh gấp rút chuẩn bị tăng lượng giống nấm, sẵn sàng cùng nông dân bước vào mùa vụ mới.