Nông Dân Thu Hoạch Dứt Điểm Mía Nguyên Liệu

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân trồng mía trên địa bàn huyện Thới Bình (Cà Mau) đã thu hoạch dứt điểm gần 1.800 ha diện tích mía nguyên liệu với năng suất bình quân ước đạt 95 tấn/ha, tương đương so với vụ mùa năm trước.
Vụ mía đường năm 2013 - 2014, toàn huyện Thới Bình có diện tích hơn 1.800 ha, tăng gần 100 ha so với vụ mùa năm 2012 - 2013. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối vụ giá mía vẫn ở mức thấp. Hiện tại, thương lái đến thu mua mía tại rẫy của bà con nông dân có giá dao động từ 650 - 750 đồng/kg; còn Xí nghiệp đường Cà Mau thu mua giá 850 đồng/kg cho loại mía đạt 10 trữ đường, giảm 70 đồng/kg cho loại mía dưới 10 trữ đường.
Theo tính toán của bà con nông dân, với giá mía thấp, giá phân bón, tiền thuê nhân công lại tăng cao thì người trồng mía không có lợi nhuận. Hiện nay, nhiều nông dân đã tự chuyển đổi sản xuất cây trồng vật nuôi, làm cho diện tích mía tiếp tục giảm trong vụ mùa năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Theo một số hộ dân ở Cam Lâm (Khánh Hòa), nuôi sá sùng kết hợp với một vài đối tượng khác trong ao không mất nhiều công chăm sóc và chi phí, lại có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ chưa mặn mà bởi không chủ động được khâu thu hoạch...

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.