Nông dân thiệt thòi

Nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo… đã bàn đủ các giải pháp nhưng vẫn chưa tác động tới thực tiễn sản xuất và thị trường. Càng ưu tư hơn khi câu chuyện nông sản tuột giá lại đúng vào thời điểm ngành nông nghiệp sơ kết 2 năm tái cơ cấu lĩnh vực này. Báo cáo của Bộ NN-PTNT tại hội nghị (ngày 13-8 tại Hà Nội) đã chỉ ra 5 hạn chế về tái cơ cấu nông nghiệp sau 2 năm triển khai. Trong đó nêu rõ kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tăng trưởng của ngành chưa vững chắc; thu nhập và đời sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn… Ngoài ra, có những vướng mắc rất quan trọng thuộc các lĩnh vực liên ngành cần được tiếp tục tháo gỡ như mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; thu hút lao động ra khỏi nông nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất…
Theo ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ), nông nghiệp, nông dân gặp khó như hiện nay đã được phản ánh, nhận diện chủ yếu do ba nguyên nhân. Một là, thời kỳ “hái trái ở cành thấp” trong sản xuất nông nghiệp với khai thác tài nguyên sẵn có đang đi qua, nông sản ngày càng chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt. Hai là, những yếu kém nội tại của ngành, đặc biệt thiếu tư duy đổi mới trong nông nghiệp - vốn được ca tụng một thời đang chậm lại, không thấy những đột phá mới như thời của “khoán 10, khoán 100”. Ba là, kênh tiêu thụ, phân phối, phân khúc thị trường nông sản gặp vấn đề. Nhìn tổng thể, các chuỗi giá trị nông sản: lúa gạo, rau màu, trái cây, thủy sản đang “bị chặt ra” thành nhiều khúc mà phần thiệt thòi nhiều nhất đang thuộc về nông dân.
Vấn đề ở đây là ngành nông nghiệp chưa có chiến lược sản xuất và tiêu thụ nông sản, vì thế nông dân cứ nuôi, cứ trồng mà không biết bán cho ai, giá cả như thế nào và sản lượng bao nhiêu cho vừa. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng còn loay hoay trong việc chờ đối tác đặt hàng, rồi mới đi thu gom nguyên liệu trong dân nên rất khó bảo đảm về mặt chất lượng cũng như xây dựng thương hiệu. Mặc dù Nhà nước có nhiều chủ trương như doanh nghiệp xuất khẩu phải đầu tư vùng nguyên liệu, để vừa bao tiêu sản phẩm cho nông dân vừa có chất lượng đồng đều trên thị trường, nhưng đến thời điểm hiện tại thì số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết này lại rất ít.
Bên cạnh đó, hệ thống phân phối và tiêu thụ nông sản hiện nay có quá nhiều vấn đề. Hệ thống phân phối qua rất nhiều tầng nấc trung gian bị đầu nậu ép giá, đã khiến giá nông sản bị mua rẻ bán đắt. Giá chanh, giá ổi rẻ nhưng là ở tại vườn. Nếu người tiêu dùng mua ở chợ hay siêu thị, giá có thể cao gấp 10 lần. Nông sản đi đường vòng mới đến tay người tiêu dùng là một thực tế. Phần lớn chi phí đổ vào lưu thông, còn người nông dân được hưởng lợi rất ít. Sâu xa hơn, nhà nông nước ta sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, không theo mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Điều này bắt nguồn từ quy hoạch ngành nông nghiệp không theo tín hiệu thị trường.
Theo các chuyên gia, để tăng giá trị nông sản Việt Nam phải có quy hoạch vùng nguyên liệu dựa trên nghiên cứu thị trường, xem thị trường nào cần để tổ chức sản xuất. Quan trọng hơn nữa là phải đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch, cụ thể là công nghệ chế biến. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT có trách nhiệm đưa ra chính sách, khuyến khích nông dân vào HTX, nghiên cứu cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và tổ chức thu hoạch, xử lý sau thu hoạch; Bộ Công thương dự báo, điều tiết thị trường, kết nối sản xuất - tiêu thụ. Nếu dự báo chính xác về nhu cầu thị trường, đưa ra quy hoạch đúng đắn, các địa phương không để người dân phá vỡ quy hoạch; tình trạng bấp bênh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản sẽ sớm được khắc phục, nông dân có thể sống được với nghề, làm giàu được bằng nghề nông.
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Thống Nhất, Hoành Bồ (Quảng Ninh) hỏi thăm gia đình anh Trương Công Quân không ai là không biết bởi anh được xem là người đi tiên phong trong việc chọn con rắn để phát triển kinh tế.

Nà Rằng, thị trấn Thông Nông (Thông Nông) là xóm thuần nông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, thực hiện hiệu quả chuyển dịch cơ cấy cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ, 100% hộ trong xóm có nhà ở kiên cố và các vật dụng phục vụ sản xuất, sinh hoạt; đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, nhiều năm liền xóm đạt Làng văn hóa.

Ngành chăn nuôi bò sữa TPHCM đang chuyển những bước căn bản như ứng dụng công nghệ cao trong việc lựa chọn giới tính, quản lý, khắc phục những khiếm khuyết trong quá trình chăm sóc với mục tiêu nâng chất thay vì chỉ theo số lượng và là nơi cung cấp đàn bò sữa giống cho các tỉnh, giải quyết căn cơ vấn đề ô nhiễm.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, dịch bệnh, giá bán dưới giá thành sản xuất đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống và các vật tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) còn nhiều hạn chế…

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.