Nông dân thiệt đơn, thiệt kép vì trữ cà phê

Khác với quy luật nhiều năm, giá cà phê nhân xô đang tiếp tục xu hướng giảm khiến không ít nông dân ở khu vực Tây Nguyên rơi vào cảnh thiệt đơn, thiệt kép vì cố trữ cà phê.
Hiện tại, với giá thu mua 37.000 đồng một kg, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên giảm so với thời điểm cuối năm ngoái hơn 5.000 đồng/kg và giảm khoảng 3 nghìn rưỡi đồng/kg so với thời điểm đầu vụ thu hoạch.
Đây là hiện tượng trái với quy luật thị trường nhiều năm, khiến không ít nông dân cố trữ cà phê lâm vào tình cảnh thiệt đơn, thiệt kép.
Đặc biệt đối với những hộ cố trữ cà phê chờ lên giá trong khi phải vay tiền ngân hàng trang trải cuộc sống và đầu tư cho sản xuất vụ tiếp theo.
Ông Nguyễn Tri Sáu ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, do tạm trữ với số lượng nhiều nên gia đình phải mất tiền thuê nhân công phơi, cất trữ, xay xát; hiện mỗi tấn cà phê bán ra lỗ trên 3 triệu đồng.
“Bà con tính vay lãi để chi tiêu. Tích trữ cà phê nó lên một giá gấp mấy lần vay lãi thì có lợi nhuận hơn nhưng ngược lại giá xuống thấp thế này thì bà con lại thiệt lên gấp mấy lần. Thứ nhất trong năm anh vẫn phải chịu lãi. Sau đó anh lại vay lãi để chi tiêu tiếp của năm tới này trong khi đó nếu bán ở ngay đầu năm có giá rẻ anh không phải vay lãi. Giữ lại đến bây giờ giá còn có 37.000 đồng/kg mất 3 triệu/tấn. 3 triệu đấy anh lại phải cộng thêm 1 triệu tiền lãi, tiền chi tiêu từ đầu năm đến giờ nữa cho nên gánh hai, ba lần rất thiệt hại”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.