Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân thiệt đơn, thiệt kép vì trữ cà phê

Nông dân thiệt đơn, thiệt kép vì trữ cà phê
Ngày đăng: 15/06/2015

Khác với quy luật nhiều năm, giá cà phê nhân xô đang tiếp tục xu hướng giảm khiến không ít nông dân ở khu vực Tây Nguyên rơi vào cảnh thiệt đơn, thiệt kép vì cố trữ cà phê.

Hiện tại, với giá thu mua 37.000 đồng một kg, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên giảm so với thời điểm cuối năm ngoái hơn 5.000 đồng/kg và giảm khoảng 3 nghìn rưỡi đồng/kg so với thời điểm đầu vụ thu hoạch.

Đây là hiện tượng trái với quy luật thị trường nhiều năm, khiến không ít nông dân cố trữ cà phê lâm vào tình cảnh thiệt đơn, thiệt kép.

Đặc biệt đối với những hộ cố trữ cà phê chờ lên giá trong khi phải vay tiền ngân hàng trang trải cuộc sống và đầu tư cho sản xuất vụ tiếp theo.

Ông Nguyễn Tri Sáu ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, do tạm trữ với số lượng nhiều nên gia đình phải mất tiền thuê nhân công phơi, cất trữ, xay xát; hiện mỗi tấn cà phê bán ra lỗ trên 3 triệu đồng.

“Bà con tính vay lãi để chi tiêu. Tích trữ cà phê nó lên một giá gấp mấy lần vay lãi thì có lợi nhuận hơn nhưng ngược lại giá xuống thấp thế này thì bà con lại thiệt lên gấp mấy lần. Thứ nhất trong năm anh vẫn phải chịu lãi. Sau đó anh lại vay lãi để chi tiêu tiếp của năm tới này trong khi đó nếu bán ở ngay đầu năm có giá rẻ anh không phải vay lãi. Giữ lại đến bây giờ giá còn có 37.000 đồng/kg mất 3 triệu/tấn. 3 triệu đấy anh lại phải cộng thêm 1 triệu tiền lãi, tiền chi tiêu từ đầu năm đến giờ nữa cho nên gánh hai, ba lần rất thiệt hại”.


Có thể bạn quan tâm

Cá Vụ Ba Bước Chuyển Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Ở Nghệ An Cá Vụ Ba Bước Chuyển Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Ở Nghệ An

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.

16/10/2014
Cà Mau Khai Thác Sứa Biển Cà Mau Khai Thác Sứa Biển

Thiếu tá Lê Duy Nhất, Phó Trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đá Bạc, Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết, nhiều năm nay ngư dân vùng biển này khai thác được sứa chỉ lựa đổ đi chứ không biết lấy làm gì. Từ năm 2011 đến nay, có cơ sở thu mua, sơ chế sứa của anh Bùi Văn Kỳ (anh Kỳ từ Nha Trang vào) giúp nhiều ngư dân có thêm nguồn thu nhập từ sứa.

16/10/2014
Chính Sách Hỗ Trợ Của Chính Phủ Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển Chính Sách Hỗ Trợ Của Chính Phủ Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển

Phú Yên hiện có khoảng 640 tàu cá đang khai thác ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên ngư dân vẫn yên tâm vươn khơi bám biển.

16/10/2014
Triển Vọng Từ Nuôi Cá Nước Ngọt Triển Vọng Từ Nuôi Cá Nước Ngọt

Những năm gần đây, cùng với việc tận dụng đất đai trồng màu phát triển kinh tế thì phong trào nuôi cá nước ngọt cũng góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Cách làm này được Nhân dân xã Tân Ân thực hiện phổ biến trong những năm qua.

16/10/2014
Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

16/10/2014