Nông dân thiệt đơn, thiệt kép vì trữ cà phê

Khác với quy luật nhiều năm, giá cà phê nhân xô đang tiếp tục xu hướng giảm khiến không ít nông dân ở khu vực Tây Nguyên rơi vào cảnh thiệt đơn, thiệt kép vì cố trữ cà phê.
Hiện tại, với giá thu mua 37.000 đồng một kg, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên giảm so với thời điểm cuối năm ngoái hơn 5.000 đồng/kg và giảm khoảng 3 nghìn rưỡi đồng/kg so với thời điểm đầu vụ thu hoạch.
Đây là hiện tượng trái với quy luật thị trường nhiều năm, khiến không ít nông dân cố trữ cà phê lâm vào tình cảnh thiệt đơn, thiệt kép.
Đặc biệt đối với những hộ cố trữ cà phê chờ lên giá trong khi phải vay tiền ngân hàng trang trải cuộc sống và đầu tư cho sản xuất vụ tiếp theo.
Ông Nguyễn Tri Sáu ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, do tạm trữ với số lượng nhiều nên gia đình phải mất tiền thuê nhân công phơi, cất trữ, xay xát; hiện mỗi tấn cà phê bán ra lỗ trên 3 triệu đồng.
“Bà con tính vay lãi để chi tiêu. Tích trữ cà phê nó lên một giá gấp mấy lần vay lãi thì có lợi nhuận hơn nhưng ngược lại giá xuống thấp thế này thì bà con lại thiệt lên gấp mấy lần. Thứ nhất trong năm anh vẫn phải chịu lãi. Sau đó anh lại vay lãi để chi tiêu tiếp của năm tới này trong khi đó nếu bán ở ngay đầu năm có giá rẻ anh không phải vay lãi. Giữ lại đến bây giờ giá còn có 37.000 đồng/kg mất 3 triệu/tấn. 3 triệu đấy anh lại phải cộng thêm 1 triệu tiền lãi, tiền chi tiêu từ đầu năm đến giờ nữa cho nên gánh hai, ba lần rất thiệt hại”.
Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện các tổ chức, các bộ, ban, ngành liên quan đứng lên kêu gọi người dân mua ủng hộ nông sản Việt thời gian qua là nguồn động viên thiết thực, góp phần gỡ khó cho nông dân. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp căn cơ thì có lẽ kịch bản đó rất có thể lặp lại.

Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...