Nông dân thiệt đơn, thiệt kép vì trữ cà phê

Khác với quy luật nhiều năm, giá cà phê nhân xô đang tiếp tục xu hướng giảm khiến không ít nông dân ở khu vực Tây Nguyên rơi vào cảnh thiệt đơn, thiệt kép vì cố trữ cà phê.
Hiện tại, với giá thu mua 37.000 đồng một kg, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên giảm so với thời điểm cuối năm ngoái hơn 5.000 đồng/kg và giảm khoảng 3 nghìn rưỡi đồng/kg so với thời điểm đầu vụ thu hoạch.
Đây là hiện tượng trái với quy luật thị trường nhiều năm, khiến không ít nông dân cố trữ cà phê lâm vào tình cảnh thiệt đơn, thiệt kép.
Đặc biệt đối với những hộ cố trữ cà phê chờ lên giá trong khi phải vay tiền ngân hàng trang trải cuộc sống và đầu tư cho sản xuất vụ tiếp theo.
Ông Nguyễn Tri Sáu ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, do tạm trữ với số lượng nhiều nên gia đình phải mất tiền thuê nhân công phơi, cất trữ, xay xát; hiện mỗi tấn cà phê bán ra lỗ trên 3 triệu đồng.
“Bà con tính vay lãi để chi tiêu. Tích trữ cà phê nó lên một giá gấp mấy lần vay lãi thì có lợi nhuận hơn nhưng ngược lại giá xuống thấp thế này thì bà con lại thiệt lên gấp mấy lần. Thứ nhất trong năm anh vẫn phải chịu lãi. Sau đó anh lại vay lãi để chi tiêu tiếp của năm tới này trong khi đó nếu bán ở ngay đầu năm có giá rẻ anh không phải vay lãi. Giữ lại đến bây giờ giá còn có 37.000 đồng/kg mất 3 triệu/tấn. 3 triệu đấy anh lại phải cộng thêm 1 triệu tiền lãi, tiền chi tiêu từ đầu năm đến giờ nữa cho nên gánh hai, ba lần rất thiệt hại”.
Có thể bạn quan tâm

Xác định Đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao của TP là hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm năng suất, chất lượng, tương xứng với tiềm năng của ngành nông nghiệp Thủ đô Hà Nội.

Giá bưởi tết hiện đang ở mức cao kỷ lục. Đứng ở mức cao nhất là bưởi Tân Triều (Đồng Nai) với bưởi đường da xanh ruột hồng có giá 1,1-1,2 triệu đồng/chục; bưởi đường lá cam loại 1 có giá từ 800 - 900 ngàn đồng/chục; tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Được trồng tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khoảng 7 năm trước, đến nay, cam Đường Canh, cam Vinh, bưởi Diễn (gọi chung là cây có múi) đã đứng vững trên vùng đất này, diện tích đang tăng từng ngày. Xung quanh việc mở rộng diện tích cây có múi ở Lục Ngạn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.

Khoảng 4 năm nay, một số nhà vườn ở quận Ô Môn đã chịu khó học hỏi về kỹ thuật và tìm loại cây ăn trái giống mới thích hợp với vùng đất ở đây. Trong số đó, ông Trần Văn Hiện (Bảy Hiện) là người đầu tiên chuyển sang trồng cam xoàn tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn - TP Cần Thơ.

Khi người dân đẩy nhanh tiến độ cải tạo đất chuẩn bị cho một vụ tôm nuôi mới cũng là lúc thị trường tôm giống dần “nóng” lên. Để có được những vụ nuôi thành công trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và tình trạng dịch bệnh gan tuỵ chưa được khống chế, hơn bao giờ hết người dân đang kỳ vọng sẽ có nguồn giống chất lượng để giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.