Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân thị xã Phú Thọ thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nông dân thị xã Phú Thọ thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Ngày đăng: 28/05/2015

Điển hình là mô hình chăn nuôi và trồng trọt của hộ anh Lê Văn Thức - khu 15 xã Hà Thạch, trừ chi phí cho thu nhập hàng năm trên 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động trong vùng. Mô hình kinh doanh, dịch vụ đa ngành nghề của gia đình anh Hoàng Văn Hường, chi hội 3 xã Văn Lung, tạo việc làm ổn định cho 25-30 lao động, với mức lương ổn định đảm bảo từ 6 triệu đến 6,5 triệu đồng/người/tháng, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập từ 1,8-2 tỷ đồng.

Mô hình tổng hợp gia đình chị Nguyễn Thị Hòa, khu 4 xã Hà Thạch thu nhập chính từ sản xuất, kinh doanh bán đồ gỗ, đồ dùng gia dụng, dịch vụ vận tải, trừ chi phí cho thu nhập trên 900 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10-12 lao động. Đó là ba trong số gần 3.600 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của thị xã Phú Thọ. Trong đó, sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương có 15 hộ, cấp tỉnh 357 hộ, cấp thị trên 1.000 hộ, còn lại là cấp cơ sở.

Để những mô hình kinh tế phát triển bền vững và nhân rộng trên địa bàn, Hội Nông dân thị xã đã chủ động tuyên truyền, ý nghĩa của phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đến từng chi hội và hội viên; đồng thời tổ chức cho hội viên đăng ký thực hiện.

Trong quá trình triển khai, Hội đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, trong đó tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội thị  xã cho hội viên vay để phát triển sản xuất; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT để hội viên áp dụng vào sản xuất.

Năm 2014, Hội đã khảo sát, xây dựng và giải ngân trên 1,1 tỷ đồng cho 3 dự án  với 54 hộ tham gia nuôi bò sinh sản, trồng rau an toàn. Nguồn vốn trên được trích từ Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh và Quỹ hỗ trợ nông dân do các cơ sở tham gia đóng góp.

Trong năm, các cấp hội đã vận động hội viên đóng góp hàng ngàn ngày công, cây giống các loại và hơn 3.000kg lương thực, 2.353 con giống trị giá trên 100 triệu đồng giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Hội còn chỉ đạo các cơ sở hội đăng ký giúp đỡ từ 3-5 hộ nghèo có địa chỉ, số hộ nông dân đăng ký thoát nghèo là 75 hộ; các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã chủ động giúp đỡ được 27 hộ thoát nghèo, góp phần cùng toàn thị  giảm  hộ nghèo xuống còn 3,02% năm 2014.

Nhờ có vốn và được tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hội viên nông dân thị xã đã hăng hái thi đua lao động, xây dựng những mô hình kinh tế cho hiệu quả cao. Mỗi người một hoàn cảnh, cách nghĩ, cách làm khác nhau nhưng cùng chung một quyết tâm vượt khó, tích cực lao động, nhạy bén với thị trường để làm giàu ngay tại quê hương, góp phần cùng toàn thị xã trong công cuộc giảm nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Dúi Sinh Sản Tại Xã Nhị Hà (Ninh Thuận) Mô Hình Nuôi Dúi Sinh Sản Tại Xã Nhị Hà (Ninh Thuận)

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình trình diễn nuôi thử nghiệm con Dúi sinh sản tại xã Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) đang đem lại những tín hiệu vui, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân có thêm cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình.

08/04/2014
Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

30/07/2014
Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa "Giấc Mơ"... Của Nông Dân!

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

08/04/2014
Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

30/07/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

30/07/2014