Nông dân thị xã Phú Thọ thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Điển hình là mô hình chăn nuôi và trồng trọt của hộ anh Lê Văn Thức - khu 15 xã Hà Thạch, trừ chi phí cho thu nhập hàng năm trên 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động trong vùng. Mô hình kinh doanh, dịch vụ đa ngành nghề của gia đình anh Hoàng Văn Hường, chi hội 3 xã Văn Lung, tạo việc làm ổn định cho 25-30 lao động, với mức lương ổn định đảm bảo từ 6 triệu đến 6,5 triệu đồng/người/tháng, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập từ 1,8-2 tỷ đồng.
Mô hình tổng hợp gia đình chị Nguyễn Thị Hòa, khu 4 xã Hà Thạch thu nhập chính từ sản xuất, kinh doanh bán đồ gỗ, đồ dùng gia dụng, dịch vụ vận tải, trừ chi phí cho thu nhập trên 900 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10-12 lao động. Đó là ba trong số gần 3.600 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của thị xã Phú Thọ. Trong đó, sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương có 15 hộ, cấp tỉnh 357 hộ, cấp thị trên 1.000 hộ, còn lại là cấp cơ sở.
Để những mô hình kinh tế phát triển bền vững và nhân rộng trên địa bàn, Hội Nông dân thị xã đã chủ động tuyên truyền, ý nghĩa của phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đến từng chi hội và hội viên; đồng thời tổ chức cho hội viên đăng ký thực hiện.
Trong quá trình triển khai, Hội đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, trong đó tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội thị xã cho hội viên vay để phát triển sản xuất; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT để hội viên áp dụng vào sản xuất.
Năm 2014, Hội đã khảo sát, xây dựng và giải ngân trên 1,1 tỷ đồng cho 3 dự án với 54 hộ tham gia nuôi bò sinh sản, trồng rau an toàn. Nguồn vốn trên được trích từ Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh và Quỹ hỗ trợ nông dân do các cơ sở tham gia đóng góp.
Trong năm, các cấp hội đã vận động hội viên đóng góp hàng ngàn ngày công, cây giống các loại và hơn 3.000kg lương thực, 2.353 con giống trị giá trên 100 triệu đồng giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.
Hội còn chỉ đạo các cơ sở hội đăng ký giúp đỡ từ 3-5 hộ nghèo có địa chỉ, số hộ nông dân đăng ký thoát nghèo là 75 hộ; các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã chủ động giúp đỡ được 27 hộ thoát nghèo, góp phần cùng toàn thị giảm hộ nghèo xuống còn 3,02% năm 2014.
Nhờ có vốn và được tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hội viên nông dân thị xã đã hăng hái thi đua lao động, xây dựng những mô hình kinh tế cho hiệu quả cao. Mỗi người một hoàn cảnh, cách nghĩ, cách làm khác nhau nhưng cùng chung một quyết tâm vượt khó, tích cực lao động, nhạy bén với thị trường để làm giàu ngay tại quê hương, góp phần cùng toàn thị xã trong công cuộc giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Không ít doanh nghiệp ví Đồng Nai là “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước, vì mỗi năm các nhà máy trong tỉnh cung cấp cho thị trường trên 2,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, đây vẫn là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

Sò huyết, đặc sản đầm Ô Loan, ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gần như bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ biến mất do mất cân bằng sinh thái.
Chiều 18/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã tiếp và làm việc với ông Tai Kun Stai, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh học biển Long Điền, Đài Loan.

Hiện nay, người tiêu dùng thường lo ngại về an toàn thực phẩm và mong muốn có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu, dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT" (MESMARD-2) đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên cơ sở nền tảng CSDL báo cáo tiến độ cá tra trước đây.