Nông dân tập trung phòng trừ lúa ma

Vụ hè thu 2015, toàn huyện Ninh Phước gieo trồng 4.447 ha lúa tập trung chủ yếu ở các xã Phước Hậu 857 ha, Phước Thái 730 ha, Phước Hữu 694 ha, Phước Thuận 444 ha… Nông dân địa phương gieo các giống chủ lực là TH 6, TH 41, ML 202 chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi Nha Trinh. Sau hơn 60 ngày sinh trưởng, cây lúa đang bước vào giai đoạn trổ đều. Vụ hè thu năm nay trên đồng ruộng xuất hiện rất nhiều “lúa ma” gây thiệt hại đáng kể cho bà con nông dân.
Nhiều nông hộ huy động lao động ra đồng cắt bỏ lúa ma để tránh lây lan cho những vụ sau. Lão nông Trương Vĩnh Khánh ở thôn Hiệp Hòa (Phước Thuận, Ninh Phước), ngừng tay cắt bỏ “lúa ma” than thở:” Cả đời tui gắn bó với đồng ruộng nhưng chưa có năm nào “lúa ma” xuất hiện dày như vụ hè thu năm nay. Tui canh tác 1,7 sào ruộng gieo giống TH 41 khi cây lúa trổ đều gié cũng là lúc “lúa ma” đơm bông kín mặt ruộng. Tui phải tốn nhiều công cắt bỏ với hy vọng hạn chế “lúa ma” lây lan trong vụ lúa mùa sắp tới”.
Anh Ngô Sỹ Châu, Trưởng Trạm BVTV huyện Ninh Phước cho biết vụ hè thu năm nay cây “lúa ma” xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng địa phương. Các nhà khoa học gọi “lúa ma” là lúa cỏ thường có râu dài và hạt gạo có màu đỏ. Lúa cỏ sinh trưởng rất mạnh, chín sớm, dễ rụng hạt nên tốc độ lây lan nhanh và cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với lúa trồng. Trên ruộng lúa nếu diện tích bị lẫn lúa cỏ từ 35% trở lên thì năng suất lúa có thể giảm 50- 60% và khả năng lây nhiễm càng nghiêm trọng trong những vụ kế tiếp.
Trạm BVTV Ninh Phước cử cán bộ về các xã hướng dẫn nông dân áp dụng biện pháp tổng hợp để phòng trừ lúa cỏ để hạn chế lây lan đối với những thửa ruộng chưa bị nhiễm. Theo đó, biện pháp phòng trừ chủ yếu hiện nay là cắt bỏ lúa cỏ vào giai đoạn trổ đều và đưa đi tiêu hủy. Đối với vụ mùa sắp tới, bà con cần nhử lúa cỏ nẩy mầm rồi cày, trục hoặc dùng thuốc trừ cỏ để diệt. Sử dụng các giống lúa xác nhận do các doanh nghiệp có uy tín cung cấp để hạn chế lúa cỏ. Rải rơm cho đều mặt ruộng rồi đốt cũng góp phần tiêu diệt hạt cỏ và lúa cỏ. Đặc biệt là đối với những chân ruộng gò có thể luân canh các loài cây họ đậu cũng là biện pháp vừa tiết kiệm nước tưới vừa diệt lúa cỏ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm ha dừa, mía và đất ruộng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long biến thành ao nuôi cá lóc trong thời gian ngắn. Diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên nhưng các địa phương vẫn gặp khó trong việc quản lý.

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
-4052517.jpg)
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.