Nông dân tập trung phòng trừ lúa ma

Vụ hè thu 2015, toàn huyện Ninh Phước gieo trồng 4.447 ha lúa tập trung chủ yếu ở các xã Phước Hậu 857 ha, Phước Thái 730 ha, Phước Hữu 694 ha, Phước Thuận 444 ha… Nông dân địa phương gieo các giống chủ lực là TH 6, TH 41, ML 202 chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi Nha Trinh. Sau hơn 60 ngày sinh trưởng, cây lúa đang bước vào giai đoạn trổ đều. Vụ hè thu năm nay trên đồng ruộng xuất hiện rất nhiều “lúa ma” gây thiệt hại đáng kể cho bà con nông dân.
Nhiều nông hộ huy động lao động ra đồng cắt bỏ lúa ma để tránh lây lan cho những vụ sau. Lão nông Trương Vĩnh Khánh ở thôn Hiệp Hòa (Phước Thuận, Ninh Phước), ngừng tay cắt bỏ “lúa ma” than thở:” Cả đời tui gắn bó với đồng ruộng nhưng chưa có năm nào “lúa ma” xuất hiện dày như vụ hè thu năm nay. Tui canh tác 1,7 sào ruộng gieo giống TH 41 khi cây lúa trổ đều gié cũng là lúc “lúa ma” đơm bông kín mặt ruộng. Tui phải tốn nhiều công cắt bỏ với hy vọng hạn chế “lúa ma” lây lan trong vụ lúa mùa sắp tới”.
Anh Ngô Sỹ Châu, Trưởng Trạm BVTV huyện Ninh Phước cho biết vụ hè thu năm nay cây “lúa ma” xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng địa phương. Các nhà khoa học gọi “lúa ma” là lúa cỏ thường có râu dài và hạt gạo có màu đỏ. Lúa cỏ sinh trưởng rất mạnh, chín sớm, dễ rụng hạt nên tốc độ lây lan nhanh và cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với lúa trồng. Trên ruộng lúa nếu diện tích bị lẫn lúa cỏ từ 35% trở lên thì năng suất lúa có thể giảm 50- 60% và khả năng lây nhiễm càng nghiêm trọng trong những vụ kế tiếp.
Trạm BVTV Ninh Phước cử cán bộ về các xã hướng dẫn nông dân áp dụng biện pháp tổng hợp để phòng trừ lúa cỏ để hạn chế lây lan đối với những thửa ruộng chưa bị nhiễm. Theo đó, biện pháp phòng trừ chủ yếu hiện nay là cắt bỏ lúa cỏ vào giai đoạn trổ đều và đưa đi tiêu hủy. Đối với vụ mùa sắp tới, bà con cần nhử lúa cỏ nẩy mầm rồi cày, trục hoặc dùng thuốc trừ cỏ để diệt. Sử dụng các giống lúa xác nhận do các doanh nghiệp có uy tín cung cấp để hạn chế lúa cỏ. Rải rơm cho đều mặt ruộng rồi đốt cũng góp phần tiêu diệt hạt cỏ và lúa cỏ. Đặc biệt là đối với những chân ruộng gò có thể luân canh các loài cây họ đậu cũng là biện pháp vừa tiết kiệm nước tưới vừa diệt lúa cỏ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.

Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...