Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Quảng Trị gieo ngô ngọt gặt trái đắng

Nông dân Quảng Trị gieo ngô ngọt gặt trái đắng
Ngày đăng: 30/05/2015

Thế nhưng đến vụ mùa thu hoạch, doanh nghiệp không thu mua, người dân không bán được ngô ra thị trường, ngô hái về chất thành đống làm thức ăn cho gia súc, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Cung cấp giống ngô mới chưa trồng thử nghiệm

Cách đây năm tháng, nhiều nông dân ở HTX Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; HTX Thủy Khê, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh và HTX An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ ký hợp đồng với Công ty CP Tín Đạt Thành trồng giống "ngô ngọt", với diện tích khoảng 20 ha.

Theo hợp đồng, công ty sẽ cung cấp giống, hỗ trợ tiền phân bón và đặc biệt là bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Chất lượng sản phẩm khi thu hoạch là: bắp tươi, hạt đều, lớp áo dày, không sâu bệnh, còn râu ngô ở đầu quả và trọng lượng trung bình phải đạt từ 0,4 kg/ quả trở lên thì công ty thu mua với giá 4.000 đồng/kg.

Nhóm hộ gia đình ông Trần Đình Bình, ở HTX Thượng Phước được Công ty CP Tín Đạt Thành đến đặt vấn đề sản xuất giống "ngô ngọt", trong đó doanh nghiệp cho nông dân tạm ứng trước 800 nghìn đồng/sào, hướng dẫn kỹ thuật và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm khi đến mùa thu hoạch. Không chần chừ, ông Bình và các hộ gia đình khác thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển gần ba ha đất ở vùng đông Giang Quang sang trồng "ngô ngọt".

Qua hơn ba tháng chăm sóc, cây ngô tốt tươi, ra hoa, sai quả nhưng quả không to đồng đều nhau và cũng không phải quả nào cũng còn râu ở đầu quả. Song đối chiếu với hợp đồng đã cam kết thì có hơn 70% số quả đạt chuẩn. Chỉ có điều doanh nghiệp không thu mua sản phẩm cho nông dân.

Bà Hồ Thị Mai, ở HTX An Mỹ cho biết: Trước khi triển khai trồng giống ngô mới này, phía doanh nghiệp cam kết với HTX sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm cho người dân. Nghe vậy, bà con ai cũng mừng, với hy vọng sản phẩm cây trồng mới có nơi tiêu thụ không còn phải lo đầu ra và phải đưa bán giá rẻ như: khoai, sắn, lạc... Tuy nhiên, đến mùa thu hoạch chúng tôi, ai nấy đều thất vọng khi ngô thu về chất thành đống mà doanh nghiệp chẳng ngó ngàng gì...

Thiệt hại hàng trăm triệu đồng

Ông Trần Đình Bình cho biết: Đây là lần đầu tiên nông dân ở đây được doanh nghiệp trực tiếp đến hợp đồng sản xuất, thu mua sản phẩm nên ai cũng mừng. Đến giờ thì thất vọng quá, đã qua thời gian thu hoạch hơn cả tháng trời, doanh nghiệp vẫn không về thu mua sản phẩm với lý do ngô không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống ngô này quá ngọt, thị trường trong tỉnh không quen tiêu thụ nên chúng tôi không bán ra ngoài được... Dù xót của, nhưng cũng phải hái ngô về cho gia súc ăn, chấp nhận thiệt hại mấy chục triệu đồng/ha và công chăm sóc mấy tháng trời.

Theo bà Hồ Thị Mai, khác với những giống ngô trồng trước đây, bắp ngô càng chín hạt càng chắc còn giống "ngô ngọt" này thành phần hạt ngô chủ yếu là đường và nước, không có tinh bột, nếu thu hoạch không đúng thời điểm hạt ngô sẽ teo tóp dần. Doanh nghiệp không thu mua, chúng tôi không biết bán cho ai, đành phải chặt bỏ, thu gom một số quả đưa về làm thức ăn cho gia súc, còn lại chưa biết xử lý như thế nào...

Theo tính toán đình ông Trần Đình Bình, với giá thị trường hiện nay, người dân trồng "ngô ngọt" mất trắng từ 20 đến 25 triệu đồng/ha. Đó là chưa kể tiền đầu tư mua phân bón, công sức chăm bón hơn ba tháng trời...

Ông Trần Thanh Hiền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, giống ngô Sugar 75 là giống ngô mới, chưa được trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Công ty CP Tín Đạt Thành trực tiếp về ký hợp đồng với người dân mà không qua cơ quan chức năng nên chúng tôi không biết để tư vấn cho họ. Chúng tôi chia sẻ với người dân nhưng cũng khuyến cáo bà con trồng cây gì, nuôi con gì nên tranh thủ ý kiến tham vấn của cơ quan chức năng chứ không nên làm theo kiểu tự phát để rồi chịu thiệt hại nặng...


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Lợn Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Lợn

Anh Nguyễn Văn Phúc, thôn Trại Dọc, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) được mọi người biết đến là một người sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện anh đang là chủ của một trang trại chăn nuôi với tổng doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

17/04/2014
Dập Tắt Dịch Cúm Gia Cầm H5N1 Trên Cả Nước Dập Tắt Dịch Cúm Gia Cầm H5N1 Trên Cả Nước

Cụ thể, trong hai tuần qua (từ 2-15/4), 5 tỉnh gồm Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận và Bến Tre có ổ dịch cũ đều đã qua 21 ngày; các địa phương này đã công bố hết dịch và trên cả nước không có ổ dịch mới phát sinh.

17/04/2014
Phát Triển Ồ Ạt Tôm Chân Trắng Tôm Rớt Giá Và Bài Học Cung Cầu Phát Triển Ồ Ạt Tôm Chân Trắng Tôm Rớt Giá Và Bài Học Cung Cầu

Mùa tôm mới 2014 ở Cầu Ngang, Duyên Hải… Trà Vinh đang bước vào vụ thu hoạch. Tuy mới đầu vụ nhưng giá tôm giảm mạnh, 1 tấn tôm thẻ chân trắng nông dân mất lãi từ 30 đến 50 triệu đồng.

17/04/2014
Tôm Rớt Giá Mạnh, Người Dân Không Nên Thu Hoạch Ồ Ạt Tôm Rớt Giá Mạnh, Người Dân Không Nên Thu Hoạch Ồ Ạt

Những ngày qua, câu chuyện giá tôm đang trở thành vấn đề “nóng” đối với những hộ nuôi tôm công nghiệp (NTCN), bởi giá tôm “rớt” từ 156.000 đồng/kg nay chỉ còn 92.000-95.000 đồng/kg. Đó là vấn đề làm cho người nuôi tôm đứng ngồi không yên khi ao tôm đã vào cỡ thu hoạch, môi trường thì ngày càng ô nhiễm.

17/04/2014
Tìm Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Chim Bồ Câu Tìm Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Chim Bồ Câu

Trong số các mô hình làm kinh tế gia đình, nuôi chim bồ câu là hướng đi khá mới của nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Nuôi bồ câu có ưu điểm là vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, cho thu nhập cao. Tuy nhiên hầu hết các gia đình ở đây đều đang phát triển đàn một cách cầm chừng bởi họ lo sẽ khó tìm nơi tiêu thụ ổn định.

17/04/2014