Nông Dân Phập Phồng Với Lúa Hè Thu

Đến nay, tổng diện tích gieo sạ lúa Hè Thu là 225.260ha bằng 91,1% so với cùng kỳ. Trong đó, đã thu hoạch 14.589ha chủ yếu ở các huyện Đồng Tháp Mười, năng suất tươi ước đạt 58,7 tạ/ha, sản lượng đạt 85.565 tấn. Tuy mới bước vào đầu vụ thu hoạch, nhiều nơi nông dân thu hoạch sớm nhưng giá lúa đang dao động ở mức thấp.
Hiện nay, lúa IR 50404 giá 4.100-4.300 đồng/kg; OM 6976 giá 4.400-4.500 đồng/kg; OM 4900 giá 4.400-4.550 đồng/kg; Nàng hoa giá 5.300-5.400 đồng/kg. Giá nếp tăng nhẹ khoảng 100-200 đồng/kg so với tuần trước, cụ thể 4.400-4.550 đồng/kg, nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ.
Theo ông Nguyễn Trung Thiều, ấp Trung Trực, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng (Long An): “Hiện nay, vụ lúa Hè Thu đang bước vào giai đoạn thu hoạch, khoảng 1 tháng nữa là rộ. Một số diện tích đã thu hoạch nhưng năng suất không cao, khoảng 4,5-5 tấn/ha.
Bên cạnh đó, những tuần qua có mưa to làm lúa ngã đổ ảnh hưởng đến việc thu hoạch. Nếu lúa bình thường, công máy cắt là 1,2 triệu đồng/ha, nhưng nếu lúa bị đổ ngã thì chi phí tăng lên gấp 2-3 lần, lại thêm khó khăn cho người dân”.
Ngoài nỗi lo về năng suất, giá cả, hiện nay tình hình dịch bệnh cũng diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Bệnh cháy bìa lá: Diện tích nhiễm (DTN) 2.487ha (tăng 1.421ha so với tuần trước), bệnh lem lép hạt DTN 4.760ha (tăng 1.261ha), rầy nâu DTN 7.047ha (tăng 4.567ha), tập trung chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ, chín. Dịch bệnh tập trung chủ yếu các huyện như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Thạnh,…
Cán bộ Khuyến nông xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng - Lý Văn Châu cho biết: Hiện nay trên địa bàn, lúa đang trong giai đoạn đồng trổ, tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, nhất là bệnh cháy bìa lá, đang là nỗi lo của nông dân. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp đã cùng nông dân theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh để có cách phòng trị thích hợp để không ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.