Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Ồ Ạt Trồng Dưa Hấu Ở Quảng Ngãi

Nông Dân Ồ Ạt Trồng Dưa Hấu Ở Quảng Ngãi
Ngày đăng: 02/04/2013

Với giá bán 7.000 - 12.000 đồng/kg, người trồng dưa hấu trong tỉnh Quảng Ngãi vui như… Tết! Chẳng thế mà cạnh những ruộng dưa đang thu hoạch dở, nhiều diện tích vốn là đất của mía đã được nông dân lên hàng, phủ bạt để trồng dưa hấu! Dẫu vẫn biết có thể trắng tay.

Vụ dưa "ngọt"

Nắng gắt, mồ hôi nhễ nhại nhưng ông Đặng Diệp ở thôn Tú Sơn 2, xã Đức Lân (Mộ Đức) vẫn hào hứng góp chuyện về dưa hấu. Ông Diệp bảo rằng vụ dưa này, dù năng suất thấp hơn mọi năm khoảng 0,5 tấn/sào nhưng với mức giá 8.000 đồng/kg thì sự sụt giảm ấy chẳng khiến nông dân bận tâm. Với 12 sào dưa, sản lượng 18 tấn, sau khi trừ mọi chi phí, ông lãi hơn 100 triệu đồng - con số quá ấn tượng chỉ sau 2,5 tháng kì công chăm sóc. Còn anh Nguyễn Duy ở thôn An Thổ, xã Phổ An (Đức Phổ) cũng tìm được niềm vui với 13 sào dưa hấu loại Hắc Long khi chúng mang lại cho gia đình tận 170 triệu đồng tiền lãi. "Từ hồi làm dưa đến giờ, đây là lần đầu tiên mình được nó mang lại niềm vui trọn vẹn đấy", anh Duy hồ hởi nói.

Không riêng gì ông Diệp, anh Duy mà hiện giờ, người trồng dưa trong tỉnh cảm thấy vui như mở cờ nên ai cũng tranh thủ thu hoạch khi giá bán còn ở mức cao. Hiện giá thu mua dưa tại ruộng đạt 7.500 - 8.000 đồng/kg, tăng gần gấp hai lần so với năm ngoái. Dù vậy không ít người vẫn tiếc rẻ vì… hái muộn, bởi cách đây một tuần, giá dưa ở mức đỉnh 11.000 - 12.000 đồng/kg. Tuy nhiên, điều khiến nhiều nông dân ở các "vựa" dưa Hành Tín Đông (Nghĩa Hành); Đức Minh, Đức Lân (Mộ Đức), Bình Thạnh (Bình Sơn), Phổ An (Đức Phổ)… phấn khởi không chỉ vì mỗi sào dưa có lãi 7 - 10 triệu đồng mà là họ không còn bị thương lái làm khổ bằng cách chèn ép, kì kèo chê khen như những năm trước. "Mình bán sao, họ mua vậy. Dưa lớn thì giá nhích hơn một tý. Có lẽ chưa bao giờ người trồng dưa được viên mãn như vụ này", anh Nguyễn Văn, ở xã Hành Tín Đông cho hay.

Ồ ạt trồng dưa: Lợi bất cập hại

Mặc dù đây là vụ dưa hấu "ngọt", nhưng theo các ngành chức năng, người dân không nên vì thế mà ồ ạt mở rộng diện tích, vì đầu ra và giá cả của loại nông sản này thường bấp bênh, không ổn định. Một khi "cung vượt cầu" hoặc thị trường tiêu thụ bão hòa thì việc ứ đọng sản phẩm, nông dân trắng tay vì dưa sẽ lặp lại như đã từng xảy ra.

Tuy nhiên, do giá dưa đang ở mức cao nên dường như nhiều người đã bỏ qua lời khuyến cáo trên và rục rịch chuyển đổi từ rau màu - đặc biệt là cây mía sang trồng dưa hấu. Điển hình như tại xã Đức Lân, hàng loạt diện tích thuộc vùng chuyên canh mía như: Đồng Châu (28 ha), Đồng Đưng (11 ha) cùng 16 ha ở thôn Tú Sơn 1 đã và đang bị nông dân phá bỏ để trồng dưa. Nói về sự thay đổi này, ông Trần Đàn ở thôn Tú Sơn 2 - một trong những người gắn bó lâu năm với cây mía nhưng vẫn ngậm ngùi "nhượng" 10 sào đất mía cho dưa chua chát nói: "Giá loại nông sản nào cũng nhảy múa, cũng phụ thuộc tính nết thị trường nên hiếm khi nông dân được hưởng lợi. Thôi thì phó mặc cho… may mắn! Năm nay tôi thay đổi công thức thâm canh từ mía sang dưa hấu - mè - lúa".

Không riêng gì ông Đàn mà hiện tại, nhiều nông dân Đức Lân, Đức Phong không ngần ngại mở rộng diện tích và đua nhau xuống giống để tìm vận may với dưa hấu. Điều này khiến chính quyền sở tại cũng đau đầu vì hơn ai hết, họ hiểu cái giá của phong trào "trúng cây nào trồng cây ấy"! "Nông dân cứ thấy sản phẩm nào được giá là đổ xô vào làm mà không cần biết chúng có bền vững hay không. Để rồi khi rớt giá thì ôm lỗ, rồi lại tốn công phá bỏ", ông Phan Duy Gần, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Lân nói.


Có thể bạn quan tâm

Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

19/11/2014
Mùa Cá Chạy Mùa Cá Chạy

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

19/11/2014
Hanoimilk Được Thuê Đất Trồng Cỏ Nuôi Bò Sữa Tại Xã Văn Khê Hanoimilk Được Thuê Đất Trồng Cỏ Nuôi Bò Sữa Tại Xã Văn Khê

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

19/11/2014
Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

19/11/2014
Đàn Gia Súc, Gia Cầm Đều Tăng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Đều Tăng

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.

19/11/2014