Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức Ở Năm Căn (Cà Mau)

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.
Nhiều hộ dân cho rằng, vùng đất Năm Căn khó nuôi tôm công nghiệp, khi huyện phát động chuyển đổi nuôi tôm nông dân không dám làm. Thực tế đây không phải là nguyên nhân chính, bởi những nông dân mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp đều cho rằng nếu có vốn, kỹ thuật và đủ điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp thì nông dân sẽ mạnh dạn chuyển đổi nuôi.
Ông Tô Văn Châu, ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, là hộ dân nuôi tôm công nghiệp thành công. Trước Tết Nguyên đán vừa rồi, ông đã thu hoạch tôm thẻ chân trắng, với diện tích khoảng 6.000 m2, thu về gần cả tỷ đồng. Việc chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp thành công của ông Châu một lần nữa khẳng định vùng đất Năm Căn vẫn có thể nuôi tôm công nghiệp.
Ông Tô Văn Châu chia sẻ, địa bàn xã ít người chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp, không phải họ không muốn mà vì chưa có ai làm mô hình điểm để học theo. Mô hình của ông thành công chắc sẽ có nhiều bà con bắt tay vào làm ở mùa vụ mới này.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay vẫn là nguồn điện phục vụ sản xuất của địa phương không đáp ứng cho việc nuôi tôm công nghiệp.
Ông Tô Văn Châu cho biết, vụ vừa qua, nếu đủ điện thì năng suất tôm thu hoạch đợt này sẽ cao hơn 7 tấn. Nếu không kéo được điện 3 pha, ngành chức năng cũng phải nâng công suất bình quân lên để nông dân chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp. Trong điều kiện thiếu điện, thiếu vốn và kỹ thuật mập mờ thì chủ trương này khó thành công.
Kinh tế chủ lực của Năm Căn là nuôi thuỷ sản, thế nhưng trong năm 2012, kế hoạch chuyển sang nuôi tôm công nghiệp để tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho người dân chưa đạt như mong muốn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và nguồn thu của địa phương. Năm 2013, huyện Năm Căn phấn đấu thực hiện thêm 77 ha tôm nuôi công nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết, kết quả thực hiện sẽ cao hơn nếu như việc áp dụng mang tính đồng bộ từ quy hoạch đến hỗ trợ vốn, kỹ thuật và lắp đặt điện kế phục vụ sản xuất cho bà con. Khi những giải pháp đồng bộ được thực hiện thì nghề nuôi tôm của bà con mới giảm bớt rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
-6109141.jpg)
Lũ năm 2000 đạt 5,08 m, là đỉnh cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long tính đến nay. Bộ trưởng Nông nghiệp nông thôn Cao Đức Phát trong chuyến khảo sát thực địa tại hai tỉnh An Giang - Đồng Tháp vài ngày trước cũng cho rằng lũ năm nay có thể vượt mức báo động 5, bằng hoặc cao hơn đỉnh lũ 2000

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.