Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức Ở Năm Căn (Cà Mau)

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.
Nhiều hộ dân cho rằng, vùng đất Năm Căn khó nuôi tôm công nghiệp, khi huyện phát động chuyển đổi nuôi tôm nông dân không dám làm. Thực tế đây không phải là nguyên nhân chính, bởi những nông dân mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp đều cho rằng nếu có vốn, kỹ thuật và đủ điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp thì nông dân sẽ mạnh dạn chuyển đổi nuôi.
Ông Tô Văn Châu, ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, là hộ dân nuôi tôm công nghiệp thành công. Trước Tết Nguyên đán vừa rồi, ông đã thu hoạch tôm thẻ chân trắng, với diện tích khoảng 6.000 m2, thu về gần cả tỷ đồng. Việc chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp thành công của ông Châu một lần nữa khẳng định vùng đất Năm Căn vẫn có thể nuôi tôm công nghiệp.
Ông Tô Văn Châu chia sẻ, địa bàn xã ít người chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp, không phải họ không muốn mà vì chưa có ai làm mô hình điểm để học theo. Mô hình của ông thành công chắc sẽ có nhiều bà con bắt tay vào làm ở mùa vụ mới này.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay vẫn là nguồn điện phục vụ sản xuất của địa phương không đáp ứng cho việc nuôi tôm công nghiệp.
Ông Tô Văn Châu cho biết, vụ vừa qua, nếu đủ điện thì năng suất tôm thu hoạch đợt này sẽ cao hơn 7 tấn. Nếu không kéo được điện 3 pha, ngành chức năng cũng phải nâng công suất bình quân lên để nông dân chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp. Trong điều kiện thiếu điện, thiếu vốn và kỹ thuật mập mờ thì chủ trương này khó thành công.
Kinh tế chủ lực của Năm Căn là nuôi thuỷ sản, thế nhưng trong năm 2012, kế hoạch chuyển sang nuôi tôm công nghiệp để tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho người dân chưa đạt như mong muốn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và nguồn thu của địa phương. Năm 2013, huyện Năm Căn phấn đấu thực hiện thêm 77 ha tôm nuôi công nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết, kết quả thực hiện sẽ cao hơn nếu như việc áp dụng mang tính đồng bộ từ quy hoạch đến hỗ trợ vốn, kỹ thuật và lắp đặt điện kế phục vụ sản xuất cho bà con. Khi những giải pháp đồng bộ được thực hiện thì nghề nuôi tôm của bà con mới giảm bớt rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Vài tháng qua, tại một số xã giáp biển của huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhiều ngư dân đã chuyển hẳn từ bắt cá, ghẹ sang đánh bắt con banh lông, một loài thủy sản còn xa lạ với người dân Kiên Giang. Đã xuất hiện dấu hiệu bất thường, trong khi đó chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn lúng túng.

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 32.666 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 16.405 tấn, tăng 7,8%; nuôi trồng 16.261 tấn, tăng 9,6%).

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.