Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cá Tra Gửi Tâm Thư Cầu Cứu Thống Đốc

Nông Dân Nuôi Cá Tra Gửi Tâm Thư Cầu Cứu Thống Đốc
Ngày đăng: 01/08/2013

Một nhóm nông dân nuôi cá tra tại quận Thới An (TP. Cần Thơ) đã gửi thư tới Thống đốc Nguyễn Văn Bình xin được khoanh nợ vay ngân hàng.

Trong đơn gửi Thống đốc ngân hàng Nhà nước, người đại diện nhóm nông dân nuôi cá tra trong vùng là ông Nguyễn Ngọc Hải (ngụ phường Thới An, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho rằng, với thâm niên hơn 10 năm nuôi cá, từ khi nghề nuôi cá tra bắt đầu xuất hiện ở ĐBSCL, ông và các hộ nuôi cá trong vùng đã góp một phần công sức, tiền của vào thành tích xuất khẩu cá tra của nước ta thời gian qua.

Qua đó, tạo ra ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Tuy nhiên, hiện nay, ngành cá tra đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu vốn, xuất khẩu trì trệ, thị trường sụt giảm…, nông dân nuôi cá càng khó khăn hơn gấp bội khi phải vừa bán cá dưới giá thành, vừa trả lãi ngân hàng ở mức cao.

“Để nuôi cá tra, chúng tôi gom hết tài sản gia đình và mượn tài sản của người thân như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy sở hữu nhà ở và những tài sản có giá trị khác để thế chấp ngân hàng, vay vốn nuôi cá. Tuy nhiên, qua nhiều năm bị thua lỗ, thâm hụt vốn vay, hiện nay chúng tôi không còn khả năng đóng lãi cho ngân hàng”- ông Hải viết trong đơn.

Ông Hải cũng cho biết, những chính sách hỗ trợ người nuôi cá của Chính phủ thời gian qua như gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng giải cứu người nuôi cá tra hay việc hạ lãi suất cho vay… đều không tới được tay nông dân. “Mỗi lần lãi suất tăng thì ngân hàng tự động tăng lãi suất cho vay trong các hợp đồng, còn khi lãi suất giảm, nông dân phải chạy vạy, làm hồ sơ, giấy tờ các loại rất vất vả nhưng vẫn hiếm khi được giảm lãi suất vay vốn” - ông Hải cho biết thêm.

Nhiều hộ nuôi cá tra tại quận Ô Môn- những người đã cùng với ông Nguyễn Ngọc Hải viết đơn gửi Thống đốc ngân hàng Nhà nước, cũng cho biết họ đang trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan với nghề.

Theo nông dân Lê Văn Chung, ngụ phường Thới Hòa (quận Ô Môn), ông là một người thuộc tầng lớp “tiên phong” làm nghề nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL. Sau một thời gian phát triển tốt, đến nay, con cá tra đã khiến ông trở thành “con nợ xấu” của ngân hàng với số vốn vay lên tới 2,7 tỷ đồng.

Ông Chung kể, gia đình hiện có khoảng 15.000m2 mặt nước ao nuôi cá tra. Những năm cá được giá tốt như 2009, 2010, sản lượng cá nuôi của gia đình ông đạt đến 600 tấn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến nay, giá bán cá liên tục giảm, có lúc chỉ còn 18.000 đồng/kg trong khi giá thành đã là 23.000 - 24.000 đồng/kg, khiến ông lỗ gần 3 tỷ đồng. Hiện tại, gia đình đang có khoảng 300 tấn cá trong các hầm, song do không đủ vốn để mua thức ăn, ông Chung đành liên tục bỏ cá đói.

“Không còn đường nào thoát thân nữa nên chúng tôi mới viết đơn cầu cứu Thống đốc ngân hàng. Chỉ hy vọng được Nhà nước hỗ trợ khoanh nợ, không phải trả lãi thì chúng tôi mới tập trung nuôi cá tiếp, kiếm tiền trả nợ gốc cho ngân hàng” - ông Chung nói mà như sắp khóc.

Ông Nguyễn Văn Dũng - một người nuôi cá tra khác ở quận Ô Môn, cũng cho biết, gia đình ông hiện có khoảng 10 hầm nuôi cá tra. Trong hoàn cảnh không còn khả năng vay vốn để nuôi cá và cá nuôi ra không bán được như hiện nay, ông muốn bán hầm cá lấy tiền trả nợ nhưng cũng không bán được.

Theo ông Dũng, những năm trước, khi nghề nuôi cá tra còn cho lợi nhuận hấp dẫn, nhiều người không có đất đã đi mua hoặc thuê lại hầm cá để thả nuôi. Tuy nhiên hiện nay, việc bán hầm cá không thực hiện được do không có người mua. “Bọn tui bây giờ cho mượn không hầm cá để thả nuôi vụ mới nhưng cũng có ai lấy đâu. Mà nếu bỏ nuôi cá, chuyển sang trồng lúa hoặc nuôi con khác cũng đâu có được, đất ruộng đem đào ao, đào hầm nuôi cá, bị xới tung lên hết rồi” - ông Dũng cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản

Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

20/09/2014
Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò

Những năm gần đây, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) không ngừng nỗ lực phát triển sản các sản phẩm nông nghiệp theo hướng liên kết, tạo sự ổn định, bền vững. Trong đó, phát triển, cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được địa phương tập trung thực hiện.

20/09/2014
Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu

Diện tích hồ tiêu trồng mới ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tăng 382 ha (16%) so năm 2013. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích hồ tiêu tăng dẫn đến nhiều diện tích cây công nghiệp khác giảm. 6 tháng đầu năm, diện tích cây điều trên địa bàn huyện giảm 197 ha, cao su giảm 135 ha, cà phê giảm 34 ha; các loại cây công nghiệp dài ngày khác giảm 14,4 ha.

20/09/2014
Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 1 Ha Ngô Cho Thu Nhập 30 Triệu Đồng/vụ Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 1 Ha Ngô Cho Thu Nhập 30 Triệu Đồng/vụ

Trước thực tế đó, huyện Nam Đông chỉ đạo phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông và các địa phương tiếp tục nhân rộng diện tích, đưa các giống có năng xuất cao BL8 và NNS22 vào trồng đại trà.

20/09/2014
Tín Hiệu Vui Cho Người Trồng Gừng Ở Kỳ Sơn Tín Hiệu Vui Cho Người Trồng Gừng Ở Kỳ Sơn

Gần 2 tháng nữa, Kỳ Sơn (Nghệ An) mới bước vào mùa thu hoạch gừng, nhưng đã có rất nhiều thương lái, doanh nghiệp tìm đến phố núi Mường Xén để tìm nguồn hàng. Hiện nay, giá gừng tươi chất lượng tốt tại Mường Xén lên đến 34 ngàn đồng/kg…

20/09/2014