Nông Dân Nuôi Cá Tra Có Lãi Khá

Ông Nguyễn Văn Luyến, nông dân có 4 ao nuôi cá tra với tổng diện tích 2 ha ở ấp Tân Bường A, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy cho biết, hiện nay cá tra nguyên liệu loại 700 - 800 gram/kg, đủ tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu được các doanh nghiệp thu mua với giá từ 24.000 - 24.500 đồng/kg, ổn định so với tháng trước. Trong khi đó, giá thành nuôi cá tra từ 22.000 - 23.000 đồng/kg tùy theo vụ và kỹ thuật nuôi của từng hộ nuôi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình sản xuất cá tra đang có dấu hiệu khả quan, người nuôi đã có lãi. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ 23.500 - 24.000 đồng/kg, ổn định so với tháng trước, trong khi giá thành sản xuất từ 22.000 - 23.000 đồng/kg.
Với giá cá như trên người nuôi có lãi từ 1.000 - 1.500 đồng/kg, tương đương 300 - 450 triệu đồng/ha với sản lượng trung bình 300 tấn/ha. Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 11 tháng qua ước đạt 7.400 ha với sản lượng 1 triệu tấn.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/nong-dan-nuoi-ca-tra-co-lai-kha-567247/
Có thể bạn quan tâm

Theo UBND Đắk Mil, toàn huyện hiện có trên 21.100 ha cà phê, trong đó có không ít diện tích do nhân dân trồng không theo quy hoạch, chưa chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ thu hoạch, chế biến còn lạc hậu… nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng và Bộ trưởng NN&PTNT, đề nghị có buổi đối thoại công khai vào đầu tháng 9/2014 với doanh nghiệp (DN), liên quan đến Nghị định 36 về cá tra.

Trong 3 tháng qua, giá tôm nước lợ tại Tiền Giang liên tục biến động bất thường với biên độ dao động 30.000-50.000 đồng/kg khiến “câu chuyện giá tôm” trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi.

Liên tục trong 8 năm qua, nông dân xã Pró, Đơn Dương đã chuyển đổi diện tích 125ha lúa sang trồng cây củ năng. Thu nhập tăng lên vượt trội, nhưng người nông dân vẫn đang rất cần những mô hình liên kết thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ ổn định, lâu dài.

Nghề dệt thảm xơ dừa ở Cửu Lợi bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Thời điểm hưng thịnh của làng nghề là những năm sau giải phóng, khi HTX thảm xơ dừa Tam Quan Nam còn hoạt động mạnh mẽ. Bấy giờ thảm sản xuất chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô (cũ).