Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Hàng năm, bám sát vào định hướng, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các phong trào thi đua do Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam phát động, HND xã Pù Nhi (Mường Lát) đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã và các ban, ngành của huyện tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận động bà con từ bỏ các hủ tục, tập trung xây dựng nếp sống văn hóa; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Hội phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về: chăn nuôi, phòng chống các dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và cây trồng, thu hút nhiều hội viên tham gia.
Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.
Hội còn đứng ra ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho 336 hộ gia đình vay hơn 5 tỷ đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ, nhiều gia đình hội viên đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế và đem lại lợi nhuận cao.
Không chỉ HND xã Pù Nhi thực hiện tốt các phong trào thi đua của hội mà để tạo điều kiện cho hội viên, nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập, hằng năm các cấp HND trên địa bàn huyện Mường Lát đã chủ động phối hợp với ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân, xây dựng nhiều mô hình trình diễn cây con giống mới, cải tiến kỹ thuật, hỗ trợ tư liệu sản xuất, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, như: Hợp đồng cung ứng phân bón theo phương thức trả chậm, tạo mọi điều kiện để nông dân đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế.
Từ đầu năm tới nay, HND huyện Mường Lát đã phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế trang trại và cách phòng, chống dịch bệnh ở gia cầm, gia súc... cho hàng nghìn lượt hội viên nông dân tham gia. Trong những năm qua, nhiều hội viên nông dân ở huyện Mường Lát đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, đem lại hiệu quả thiết thực.
Ngoài ra, HND huyện còn làm tốt vai trò cầu nối giữa ngân hàng với hội viên, nông dân, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện vốn ủy thác cho 2.165 hộ nông dân vay với tổng dư nợ 44 tỷ đồng.
Nhờ có vốn, có kiến thức khoa học - kỹ thuật, nhiều hội viên nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nỗ lực vượt khó, vươn lên trở thành gia đình nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi.
Năm 2013, toàn huyện có gần 1.000 hộ gia đình đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp, tiêu biểu như gia đình anh Hơ Bua Chứ, ở bản Cơm, xã Pù Nhi; Giàng A Khoa, ở bản Ón, xã Tam Chung; Thao Văn Chứ, ở bản Kéo Hượn, xã Nhi Sơn...
Ông Mai Văn Ngọc, Chủ tịch HND huyện Mường Lát, cho biết: Để tạo điều kiện trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho hội viên nông dân, thời gian tới, HND huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua SXKD giỏi.
Tăng cường tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các ngành nghề phụ và tham gia kinh doanh dịch vụ; hỗ trợ giống, vốn và kỹ thuật cho nông dân phát triển, mở rộng sản xuất để nhân rộng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao, từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phân bổ vốn đầu tư, xây dựng dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá tra tập trung huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

Ngày 06/7/2015, Sở Công thương tổ chức lễ nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến tôm, cá khô theo công nghệ mới” được đầu tư hỗ trợ tại hộ kinh doanh Dương Tiến Hải, ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tham dự lễ nghiệm thu, có ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương, lãnh đạo các sở ngành tỉnh, huyện, xã và đông đảo ngư dân tại địa phương.