Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Méo Mặt Vì Bệnh Lạ Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)

Nông Dân Méo Mặt Vì Bệnh Lạ Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)
Ngày đăng: 07/03/2013

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.

Đến xã Hành Tín Tây vấn đề "thời sự" nhất hiện nay tại địa phương này, được người dân quan tâm là hiện tượng "bệnh lạ" trên cây bắp.

Nông dân lo lắng

Bên ruộng bắp thấp lè tè, ông Nguyễn Tấn Đoan ở thôn Phú Thọ, xã Hành Tín Tây cho biết: Vụ đông xuân năm nay, gia đình ông trồng hơn 3 sào bắp với giống bắp DK 9955. Tuy nhiên, sau khi xuống giống được khoảng gần một tháng thì hơn 60% diện tích bắp của gia đình không phát triển. Cây bắp lại lùn đi, thấp hơn với cây bắp phát triển bình thường, thân cây rất yếu, lá xanh đậm, xếp xít nhau trông cây bắp giống như bị thoái hóa.

Quá lo lắng, gia đình ông đã tiến hành làm nhiều cách như bón phân, phun thuốc, thế nhưng vẫn không hiệu quả, dịch bệnh vẫn không hết.

"Chưa kể công sức bỏ ra, chỉ tính chi phí làm đất , giống, phân bón đã mất gần 3 triệu đồng. Mấy vụ trước với diện tích này, ông thu về trên 1,2 tấn bắp, bán được hơn 6 triệu đồng, nhưng vụ này tình hình dịch bệnh như thế này thì coi như mất trắng rồi"- ông Đoan thở dài.

Cùng cảnh ngộ với ông Đoan, hơn 1.000 m2 bắp của ông Trần Thiệt ở thôn Phú Khương cũng bị hiện tượng tương tự. Năm nay, ông chọn giống bắp NK 67 để gieo trồng, ban đầu bắp cũng phát triển bình bình thường, nhưng được khoảng hơn 30 ngày thì không phát triển nữa.

Chỉ những ruộng bắp phát triển bình thường xung quanh, ông Thiệt cho hay, nếu như bình thường thì ruộng bắp của ông đã phát triển như thế này, tức cao hơn 1m. Ai dè "cùng trang lứa" mà ruộng bắp ông chỉ cao khoảng 30-40 cm.

"Chưa bao giờ chúng tôi bị tình cảnh này. Người thì bảo tại giống, người thì đoán tại đất, không biết nghe ai bây giờ." - ông Thiệt lo lắng

Không chỉ riêng gia đình ông Đoan, ông Thiệt mà nhiều hộ trồng bắp ở địa phương cũng đang "dở khóc, dở cười" vì hiện tượng này.

Một số hộ nông dân biết khả năng cây bắp không thể phát triển nổi nên đã cắt bỏ mang về làm thức ăn cho trâu bò hoặc phá bỏ để trồng các loại cây hoa màu khác.

Chưa tìm ra nguyên nhân

Ông Nguyễn Minh Chữ - Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hành Tín Tây cho biết: Cây bắp đang giai đoạn 6-9 lá thì có hiện tượng ngừng phát triển, chiều cao thấp hơn nhiều so với cây bắp phát triển bình thường, lá xanh đậm, xếp xít nhau, thân cây cong. Theo thống kê sơ bộ, hiện địa phương có trên 15.450m2 diện tích bắp bị hiện tượng này với gần 20 hộ bị ảnh hưởng.

Qua kiểm tra, diện tích bắp bị "bệnh lạ" chủ yếu là hai giống DK 9955 và NK 67. Giống bắp DK 9955 của Công ty Mosanto do Công ty TNHH Dekalb Việt Nam nhập khẩu và phân phối; giống bắp NK 67 của Công ty Syngenta Việt Nam nhập khẩu và Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Hai giống bắp này được nhập khẩu từ Thái Lan.

"Trước hiện tượng "bệnh lạ" này, chính quyền địa phương đã báo cáo lên Trạm BVTV huyện và Công ty cung cấp giống trực tiếp đến tìm hiểu nguyên nhân, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được bệnh. Hiện, chính quyền địa phương, bà con nông dân và Công ty giống thống kê diện tích và mức độ thiệt hại để tìm hướng giải quyết" - ông Chữ cho biết thêm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước hiện tượng trên nhiều người nghi ngờ là bị bệnh lùn sọc đen, nhưng Chi cục BVTV Quảng Ngãi đã gửi mẫu giống bắp DK 9955 và NK 67 cho Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật phân tích virut lùn sọc đen thì cho kết quả âm tính.

Ông Hồ Duy Khanh - Trạm trưởng Trạm BVTV Nghĩa Hành cho biết: Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh? Ngày 7/3, Chi Cục BVTV tỉnh sẽ mời các cơ quan chuyên môn đến tìm hiểu thực tế để đưa ra hướng giải quyết.

Hiện xã Hành Tín Tây là địa phương có diện tích trồng bắp lớn nhất huyện Nghĩa Hành với hơn 70 ha. Trước hiện tượng này, nhiều người trồng bắp đang lo lắng, sợ bị lây lan. Nhiều hộ nông dân đang ngóng chờ kết luận của các cơ quan chức năng để xử lý triệt để căn "bệnh lạ" này.


Có thể bạn quan tâm

Thành Phố Cà Mau nuôi tôm nước tịnh đạt kết quả khá Thành Phố Cà Mau nuôi tôm nước tịnh đạt kết quả khá

Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau thành lập tổ hợp tác (THT) đầu tiên của ấp về nuôi tôm sú nước tịnh. THT có 33 hộ với diện tích 50,5 ha. Tôm thả nuôi vào ngày 6/12/2014, mật độ thả tôm 1 con/mét vuông, do Công ty TNHH MTV Sản xuất tôm giống Dương Hùng làm kỹ thuật và đầu tư ứng trước giống, sau khi thu hoạch trả tiền dần theo mức độ thu hoạch.

25/04/2015
Phụng Hiệp (Hậu Giang) tăng cường công tác kiểm tra vịt chạy đồng Phụng Hiệp (Hậu Giang) tăng cường công tác kiểm tra vịt chạy đồng

Thời gian gần đây, lực lượng thú y huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) kết hợp với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lập đoàn kiểm tra hơn 50 đàn vịt chạy đồng từ các nơi khác di chuyển về ruộng lúa Đông xuân 2014 - 2015 của người dân đã thu hoạch và chuẩn bị xuống giống vụ Hè thu 2015.

27/04/2015
Nuôi gà thành tỷ phú Nuôi gà thành tỷ phú

Xuất thân trong một gia đình nông dân, ông Nguyễn Quang Minh ở xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt.

27/04/2015
Trang trại kinh tế tiền tỷ Trang trại kinh tế tiền tỷ

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

27/04/2015
Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

27/04/2015