Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Lý Sơn Thu Lãi Cao Từ Dưa Hấu

Nông Dân Lý Sơn Thu Lãi Cao Từ Dưa Hấu
Ngày đăng: 24/05/2012

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

Vụ dưa xuân hè 2012, nông dân Lý Sơn trồng trên 40ha dưa hấu Hắc mỹ nhân và vừa được mùa, vừa được giá. Ông Đặng Văn Phước (thôn Đồng Hộ, xã An Hải) hồ hởi: “Vụ này tôi trồng 3 sào, mỗi sào thu được trên 1,5 tấn dưa, như vậy là trúng. Giá dưa cũng cao (7.000 đồng/kg) nên mỗi sào, trừ chi phí, tôi lãi trên 6 triệu đồng. Chỉ có 2 tháng mà lãi chừng đó, gia đình tôi mừng lắm”.

Bà Phan Thị Hiếu (thôn Đông, xã An Hải) có 2 sào dưa. Dưa vừa chín là tư thương tới đặt cọc tiền mua hết tại ruộng. “Tính ra, trồng dưa hấu, lợi nhuận gấp 2-3 lần so với trồng hành. Đã vậy, dưa hấu lại ít tốn công của đầu tư, không sợ ế. Vụ sau, tôi sẽ trồng dưa hết 5 sào” - bà Hiếu nói.

Chị Phan Mỹ Tường Vy - lái buôn dưa hấu ở Lý Sơn cho biết: “Đây là năm thứ 3, tôi ra đảo mua dưa hấu chở vào đất liền tiêu thụ. Do có nhiều người cùng mua như tôi, nên để mua được dưa, tôi phải đặt cọc tiền từ vụ trước cho nông dân”. Chị Vy cho biết thêm, dưa hấu Hắc mỹ nhân trồng ở Lý Sơn vừa ngọt và ngon, rất đắt hàng nên giá cao hơn dưa trồng tại đất liền.

Ông Nguyễn Văn Lê - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện đảo Lý Sơn, cho biết: Dưa hấu Hắc mỹ nhân phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng ở đảo. Ngoài có hương vị thơm ngon đặc biệt, dưa trồng ở đảo, phát triển tốt, sai quả, mỗi dây cho từ 7 - 10 trái, trọng lượng mỗi trái từ 5 - 7kg. Đây là loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân Lý Sơn sau đặc sản hành, tỏi.

Có thể bạn quan tâm

Khắc Phục Thiệt Hại Sau Lũ Khắc Phục Thiệt Hại Sau Lũ

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

21/11/2013
Ứng Dụng Chế Phẩm Nấm Xanh Ometar Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Ứng Dụng Chế Phẩm Nấm Xanh Ometar Trừ Rầy Nâu Hại Lúa

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

21/11/2013
Từ Ngày 20.12, Tiến Hành Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân 2013-2014 Từ Ngày 20.12, Tiến Hành Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân 2013-2014

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

21/11/2013
Để Nông Dân Sống Được Bằng Lúa Để Nông Dân Sống Được Bằng Lúa

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.

21/11/2013
Nông Dân Bình Lư “Lao Đao” Vì Ngô Không Hạt Nông Dân Bình Lư “Lao Đao” Vì Ngô Không Hạt

Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.

21/11/2013