Nông Dân Lo Đầu Ra Sản Phẩm

Trước những tin đồn thất thiệt về việc Trung Quốc sẽ đóng một số cửa khẩu giao thương với Việt Nam, nhiều nông dân đang “ngồi trên đóng lửa”, lo ngại nông sản làm ra sẽ khó tiêu thụ. Nhiều người đang có ý định đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, nay phải tạm dừng chờ thông tin mới từ thị trường…
Phập phồng đầu ra nông sản
Cách đây khoảng 5 năm, cây cao su được coi là “vàng trắng” ở huyện Đức Linh và Tánh Linh. Nhờ cao su mà nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ khá giả. Nhưng từ đầu năm đến nay, giá cao su tụt dốc thảm hại khiến nhiều người lao đao.
Tiền thu được từ việc bán mủ cao su không đủ trả tiền công cho người lao động. Tháng 5/2014, giá mủ nước 305 đồng/độ, mủ chén dây khô 13.000 đồng/kg, mủ đông ướt 9.500 đồng/kg... Đây là giá thấp nhất từ trước tới nay. Anh Nguyễn Văn Thành ở xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh cho biết, đó là giá do công ty thu mua để chế biến, còn giá do tư thương mua mủ tiểu điền tại vườn, rẫy còn thấp hơn nhiều.
Hiện tại xã Bắc Ruộng tuy chưa có ai đốn bỏ cây cao su nhưng đã có nhiều nhà bỏ mặc vườn cây. Thu nhập không đủ trả tiền thuê công cạo nên vợ chồng anh Thành phải tự thu hoạch. Anh Thành tính, hiện cạo 1 ha cao su vào loại tốt tiền bán mủ chỉ 150 ngàn đồng/ngày.
Trong khi tiền công cạo là 180 ngàn đồng/ngày. Nhiều chủ vườn đã thỏa thuận chia đôi sản phẩm thu hoạch với thợ cạo. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời cho cả chủ vườn lẫn thợ cạo. Không chỉ cao su mà cây thanh long cũng lên xuống phập phồng. Từ đầu năm đến nay, giá thanh long liên tục giảm, có lúc chỉ còn 4.000 đồng/kg.
Thách thức hay cơ hội
Theo nhiều hộ trồng thanh long thì việc lên xuống thất thường của giá thanh long một phần vì chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Chỉ cần bên kia biên giới dừng thu mua thanh long một ngày là giá đã giảm xuống đáng kể.
Người trồng hiện nay đang bán thanh long theo kiểu “cầu may”, hên thì được giá cao, còn xui thì chấp nhận lỗ tiền phân, tiền thuốc… Việc lên xuống thất thường của giá nông sản đã làm cho nhiều hộ dân muốn mở rộng diện tích sản xuất cũng không dám đầu tư.
Anh Nguyễn Minh Đạt đầu năm 2014 đã đúc xong 2.000 trụ bê tông, chuẩn bị trồng thanh long thì đến nay phải dừng lại vì lo ngại đầu ra của sản phẩm. “Tình hình biển Đông hiện vẫn căng thẳng nên tôi vẫn chưa tiến hành trồng thanh long.
Chờ một thời gian nữa, tình hình ổn định hơn rồi tính tiếp”, anh Đạt cho biết. Tại Bình Thuận, người dân đã nhận ra được sự “bấp bênh” khi quá tin vào thị trường Trung Quốc và bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực. Trước đây, nhiều hộ gia đình đã quay lưng với chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap vì hiệu quả mang lại chưa rõ rệt thì nay đã khác.
Người dân đã biết lắng nghe, làm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Họ thực sự đã nhận ra hiệu quả lâu dài của việc sản xuất thanh long an toàn. “Trước đây, thị trường Trung Quốc khá dễ không yêu cầu cao, không kiểm định thanh long khi nhập khẩu nên người dân không mấy mặn mà với Viet GAP.
Vì cùng một diện tích thanh long nhưng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP công và chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với trồng theo cách truyền thống. Nhưng nay, người dân đã biết rõ hơn về việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu.
Sự lo lắng cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp thời gian qua không chỉ thể hiện ở suy nghĩ mà người dân đã dần chuyển sang hành động. Tại các buổi họp, tập huấn về kỹ thuật canh tác, điều trị sâu bệnh số lượng người tham dự tăng lên rất nhiều. Các câu hỏi về quy trình sản xuất, những băn khoăn về thị trường xuất khẩu đã được các nông dân đưa ra. Điều này, rõ ràng là một chuyển biến đáng mừng.
Có thể bạn quan tâm

Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Phạm Văn Công cho biết: “Hiện có 2 lỗ hổng lớn tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, đó là tình trạng gia cầm giống nhập lậu Trung Quốc len lỏi về các vùng quê, lẫn vào đàn chăn nuôi và sự gia tăng của đàn vịt mùa vụ trên các tuyến kênh mương”.

Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.

Cây hồ tiêu đã từng được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân xã Đăk N’Drót, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Vậy mà giờ đây, người trồng tiêu trong xã đang lâm vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ vì cây hồ tiêu bị bệnh hàng loạt. Nhiều hộ trồng tiêu đang lỗ lực tìm đủ mọi cách chạy chữa nhưng vẫn không có hiệu quả, nên đành ngậm ngùi nhìn vườn tiêu chết dần.