Nông dân Lạng Sơn ứng dụng khoa học vào phát triển cây ăn quả

Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có hơn 20 nghìn ha cây ăn quả, trong đó có một số loại cây đặc sản nổi tiếng, trở thành vùng sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, như: na dai (huyện Chi Lăng, Hữu Lũng), quýt (Bắc Sơn, Bình Gia); đào Mẫu Sơn (Lộc Bình); hồng Bảo Lâm (Cao Lộc).
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh về trồng cây ăn quả, trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, trên các vườn đồi, thung lũng, núi đá vôi… đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, trong quá trình trồng, chăm sóc, bà con chưa thực hiện đúng kỹ thuật nên một số cây trồng bắt đầu có nguy cơ thoái hóa, kiến cho năng suất, chất lượng cây ăn quả giảm.
Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn, Lê Minh Thanh cho biết: Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế hỗ trợ như mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng cho người nông dân; xây dựng các đề tài nghiên cứu, phục tráng một số loại cây ăn đặc sản…
Điển hình như phương pháp cắt tỉa cành, cải tạo cây na dai ở Chi Lăng; dự án cải tạo vườn nhằm nâng cao chất lượng và năng suất cho vùng vải thiều Hữu Lũng.
Cùng với đó, ngành khoa học của tỉnh còn lập vườn ươm, tạo cây mẹ đầu dòng sạch bệnh để sản xuất cây giống phân phối cho bà con.
Hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ còn phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh tiến hành nghiên cứu, phân tích hiện trạng đất đai ở một số huyện để tìm giải pháp cải tạo đất trước khi trồng cây ăn quả.
Cụ thể, đối với cây na dai ở huyện Chi Lăng, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tiến hành cải tạo các vườn na kém hiệu quả, hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp thâm canh, chăm sóc bón phân, phòng trừ dịch bệnh…
Nhờ đó đã góp phần bảo tồn, lưu giữ được nguồn gen, phục tráng và phát triển nguồn giống cây sạch bệnh, có khả năng chống chịu tốt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng quả na, trở thành một vùng sản xuất hàng hóa lớn của tỉnh, với diện tích hơn 1.200 ha, sản lượng hàng năm đạt từ sáu đến bẩy nghìn tấn quả…
Ông Lý Văn Bẩu, ở thôn Lăng Đồn, xã Chi Lăng, phấn khởi nói: gia đình đã trồng na dai gần 20 năm nay.
Nhưng trước đây, do không được hướng dẫn kỹ thuật, chỉ trồng cây na với tập quán canh tác lạc hậu, nên cây già cỗi, thoái hóa, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.
Nhưng từ khi được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật tỉa cắt lá, bón phân hữu cơ vi sinh và phân sinh học cao cấp Quế Lâm chuyên dùng để bón lót cho các loại cây trồng, nuôi dưỡng và cải tạo đất thoái hóa, xói mòn và các loại sản phẩm NPK cao cấp chuyên dùng để bón thúc cho từng giai đoạn phát triển của cây trồng, giúp tăng sản lượng cây na lên gấp hai đến ba lần, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với huyện Chi Lăng, trên địa bàn huyện Hữu Lũng, từ trước đến nay là địa phương nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả như: vải thiều, nhãn, mít… có diện tích lớn nhất tỉnh.
Đặc biệt là đối với cây nhãn, những năm trước bà con chưa nắm được các quy trình chăm sóc, cơ cấu giống chưa hợp lý, nên năng suất, chất lượng rất thấp.
Để giúp bà con nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của mình từ năm 2007, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương thực hiện đề tài:
“Ứng dụng cộng nghệ ghép, cải tạo để xây dựng mô hình chuyển đổi vườn nhãn tạp hiệu quả thấp thành vườn nhãn chín muộn có năng suất, chất lượng và hiệu quả”.
Kết quả là sau hai năm cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh đã tìm ra nguyên nhân và xây dựng được giải pháp kỹ thuật khắc phục vườn nhãn tạp, bằng cách ghép mặt cho cây nhãn.
Phương pháp ghép, cải tạo giúp cây sinh trưởng tốt nhờ vào bộ rễ và khung cành to khỏe của cây được cải tạo.
Những cây được ghép sau hai năm đã ra hoa và cho quả, nhãn chín muộn hơn so với chính vụ từ 30 đến 45 ngày nên bán được với giá thành cao hơn gấp ba đến bốn lần.
Mặt khác, việc ghép nhãn chín muộn không tốn kém và không phải bỏ công sức phá đi trồng lại những vườn nhãn năng suất thấp, cây già cỗi…
Để giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng kho học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, Công ty TNHH MTV Quế Lâm Phương Bắc là một đơn vị trực thuộc của Công ty CP Tập đoàn Quế Lâmđã cung cấp phân bón cho các dự án của Nhà nước hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân khó khăn ở vùng sâu vùng xa nhằm xóa đói giảm nghèo như:
Dự án chương trình 135, dự án 30a, cánh đồng mẫu lớn và một số dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Phó Giám đốc Công ty, ông Trần Văn Tư cho biết, đơn vị được tập đoàn giao nhiệm vụ phân phối các sản phẩm phân bón mang thương hiệu Quế Lâm cho bà con nông dân trên 25 tỉnh thành phía bắc,trong đó có tỉnh Lạng Sơn.
Nhận thấy tập quán canh tác và thực trạng đất đai tại đây, Công ty đã đưa vào sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng đặc biệt là đối với các loại cây ăn quả.
Nhờ đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông dân ứng dụng khoa học và sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao ở các huyện, Chi Lăng, Hữu Lũng, Cao Lộc…
Có thể bạn quan tâm

Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, để chủ động phòng, chống đói rét, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần che chắn chuồng gia súc, tránh gió lùa, không chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp; đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng. Nguồn thức ăn cần bảo đảm cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng để có đủ năng lượng chống rét. Ngoài ra, cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch cho đàn vật nuôi.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lang Khánh Suyên ở Thị trấn Kim Sơn khi gia đình ông chuẩn bị làm vía cho đứa cháu nội sắp đầy tháng. Dù đang bận bịu công việc, nhưng khi thấy những vị khách miền xuôi quan tâm nhiều đến con nhím, ông Suyên gác lại công việc và say sưa kể. Từ năm 2003, sau khi bán hết đàn trâu thả rông trong rừng, ông Suyên bắt đầu mày mò nuôi nhím.