Nông Dân Lãi Trên 35 Triệu Đồng/ha Mía

Lợi nhuận mà người dân có được từ cây mía tại địa phương này đã ổn định nhiều năm nay.
Trong khi nhiều loại nông sản trong khu vực Tây Nguyên liên tục giảm giá thì với mỗi héc-ta mía, người dân ở Kon Tum vẫn thu lãi từ 35 đến 55 triệu đồng. Đáng nói hơn là lợi nhuận mà người dân có được từ cây mía tại địa phương này đã ổn định nhiều năm nay.
Sau hơn 1 tuần vào vụ, gia đình ông Ngô Văn Phóng, tổ dân phố 4, phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum đã thu hoạch được 4 ha trong tổng số 50 ha mía của gia đình. Với năng suất trung bình 70 tấn/ha, bán giá 850 nghìn đồng/tấn cho Nhà máy đường Kon Tum. Trừ các khoản đầu tư và tiền thuê đất, ông Phóng cầm chắc trên 20 triệu tiền lãi/ha.
Theo ông Phóng, nếu không phải thuê đất, năng suất đạt từ 60 đến 140 tấn, trừ các khoản đầu tư, niên vụ này người trồng mía tại địa phương lãi từ 35 đến 55 triệu đồng/ha. Việc bán mía cho nhà máy cũng rất thuận lợi.
“Bà con nông dân chỉ việc chặt mía, rồi bốc xếp lên xe. Từ xe vận chuyển về Nhà máy, cước Nhà máy trả cho các chủ xe. Riêng bản thân tôi và nhiều người rất yên tâm, tin tưởng về Nhà máy qua cách thu mua, vận chuyển, đầu tư, trồng mới, trồng lại”.
Từ nhiều năm nay, trước vụ thu hoạch, Công ty Cổ phần đường Kon Tum đều đưa ra giá thu mua mía nguyên liệu cho cả niên vụ đảm bảo cho người trồng luôn có lãi. Cụ thể năm nay, giá thu mua bình quân là 900 nghìn đồng/tấn. Nhằm tạo sự công bằng giữa những hộ thu đầu vụ và cuối vụ, Công ty đưa ra 3 mức giá, đầu vụ mua 850.000 đồng, giữa vụ mua 900.000 đồng, cuối vụ sẽ mua với giá 950.000 đồng.
Cùng với đảm bảo cho người trồng mía có lãi, quan điểm “đồng hành” và “công bằng” được Công ty Cổ phần đường Kon Tum duy trì thực hiện trong tất cả các khâu khiến người trồng mía ở Kon Tum yên tâm gắn bó với loại cây trồng này.
Ông Lê Quang Trưởng, Tổng giám đốc Công ty cho biết: “Công ty luôn luôn xem người nông dân là người công nhân ngoài đồng ruộng để cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy, luôn luôn đáp ứng được yêu cầu công suất. Việc thu mua được các hộ nông dân chia thành tổ, thành nhóm và việc đốn chặt chuyển về nhà máy theo tuần tự. Ưu tiên vùng đồi chặt trước, vùng ô nà, sông suối chặt sau. Người nông dân rất đồng thuận”.
Với nhiều chính sách “đồng hành cùng nông dân” mà Công ty Cổ phần đường Kon Tum áp dụng, như đảm bảo giá thu mua để người trồng mía có lãi; hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với diện tích người dân chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng mía; đầu tư giống, phân bón, thuốc chống mối mọt, bã bùn…. mức bình quân khoảng 25 triệu đồng/ha không tính lãi.
Niên vụ này, cùng với việc giữ ổn định 2.100 ha mía nguyên liệu tại tỉnh Kon Tum, Công ty cũng đầu tư tăng năng suất sang nhiều huyện của tỉnh Gia Lai với tổng diện tích 1.800 ha đảm bảo đủ mía nguyên liệu cho nhà máy hoạt động và giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tham dự buổi tập huấn có gần 120 học viên là nông dân chuyên ương, nuôi cá tra; thành viên câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản VietGAP; hợp tác xã và các công ty, doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh.

Huyện Trà Cú, là địa bàn có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất nhất tỉnh Trà Vinh với diện tích hơn 1.200 ha. Hiện nay, do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá lóc chưa hoàn chỉnh nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không được thả nuôi ổ ạt, tránh ô nhiễm môi trường.

Thực hiện dự án phát triển ngành nghề sản xuất theo chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (An Giang) vừa tổ chức hội thảo mô hình Nuôi cá tra BMP. Bà con nông dân được nghe báo cáo quy trình thực hiện mô hình Nuôi cá tra BMP và tham quan thực tế mô hình của nông dân Trần Hữu Nghĩa, ngụ ấp Hoà Lợi, xã Phú Hiệp.

Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đã cùng với 30 DN và hơn 400 nhà đầu tư tham dự sự kiện Gateway to Việt Nam 2014 với chủ đề “Tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”. Tại sự kiện, Seaprodex đã có buổi giới thiệu, giao lưu gặp gỡ với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Seaprodex có nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau: cá tầm, cá tra, cá chẻm, cá hường, cá đục, cá thu… đặc biệt mặt hàng tôm XK của Seaprodex rất được thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật, Úc và thị trường châu Á ưa chuộng. Riêng đối với sản phẩm cá tầm, Seaprodex đang triển khai nuôi cá tầm thương phẩm tại hồ Kala, huyện Di Linh, Lâm Đồng với diện tích mặt hồ là 320 ha, cung cấp một lượng cá tầm lớn trên thị trường trong nước và XK. Với nhiều lợi thế về ngành nghề kinh doanh, tiềm năng phát triển của mình, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đã thu hút được hơn 50 nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác với Seaprodex. Dự kiến cuối năm 2014, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra

Đang làm vị trí trưởng phòng tại một công ty cơ khí, anh Chính lại quyết định bỏ công việc để về xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) mở trại nuôi thỏ. Đó là câu chuyện của anh Dương Văn Chính (SN 1980) từ kỹ sư cơ khí trở thành người nhân thành công giống thỏ lai thu lãi ròng mỗi năm khoảng 360 triệu đồng.