Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Krông Pa Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Nông Dân Krông Pa Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi
Ngày đăng: 07/10/2014

Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.

Ông Đặng Quang Sí-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Pa chia sẻ, theo thống kê mới đây của Hội, toàn huyện Krông Pa hiện có khoảng 2.800 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong tổng số 13.726 hộ nông dân trên địa bàn huyện. So với các địa phương khác trong tỉnh, con số này còn khá khiêm tốn, song xét trong điều kiện đi lên của địa phương thì đó là cả một nỗ lực không nhỏ.

Tổng diện tích gieo trồng 3 năm qua của huyện Krông Pa tăng khoảng 10%, trong đó năm 2012 đạt 39.986 ha, năm 2013 đạt 39.701 ha và năm nay ước đạt 39.700 ha. Một số cây trồng chủ lực có mức tăng khá như: mì (tăng 15%), lúa nước (tăng 59%), thuốc lá (tăng 28%)… Sản lượng lương thực năm 2012 chỉ đạt 28.671 tấn, năm 2013 đạt 36.643 tấn; dự kiến năm nay, con số này sẽ ước đạt khoảng 35.850 tấn. Tổng đàn gia súc toàn huyện trên 232.500 con.

Phần lớn người dân hiện đang làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện Krông Pa là người dân kinh tế mới từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung lên đây lập nghiệp nên hầu hết đều có ý chí vươn lên làm giàu, chăm lo làm ăn phát triển kinh tế. Nhờ thế, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các năm qua tại địa phương cũng gặp nhiều thuận lợi.

Với tiềm năng đất đai, khí hậu, tính cần cù lao động, dám nghĩ, dám làm cũng như được sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, giống… nhiều hộ nông dân trong huyện đã tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. Các loại cây cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định như: cây mì cao sản, thuốc lá vàng sấy, điều… hàng năm đã đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho hàng ngàn hộ dân.

Nhờ tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, năng suất các loại cây trồng được nâng lên rõ rệt. Ví dụ như cây mì, với các giống mì canh tác trước đây, thông thường, mỗi ha mì chỉ thu hoạch được khoảng 20-25 tấn/ha. Các năm gần đây, nhờ mạnh dạn đưa giống mới vào sản xuất, mỗi ha mỳ đã đem về cho người trồng khoảng 30-35 tấn/ha…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, sở hữu thế mạnh để phát triển chăn nuôi gia súc lớn như bò, dê, heo… nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống trang trại chăn nuôi, đầu tư nuôi bò lai cho hiệu quả kinh tế cao. Như hộ ông Tô Văn Quý (khối phố 8-thị trấn Phú Túc) với trang trại bò lai thường xuyên duy trì quy mô trên dưới 40 con, với mức lãi suýt soát cả tỷ đồng mỗi năm…

“Bên cạnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, điều quan trọng là nhiều hộ dân có ý thức tự lực vươn lên làm giàu, đây chính là yếu tố then chốt tạo động lực cho phong trào.

Điều đáng mừng là, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã có bước tiến bộ, đi đầu trong xóa bỏ tập tục sản xuất, canh tác lạc hậu, xóa bỏ độc canh và tiếp cận khoa học-kỹ thuật sản xuất mới và làm giàu thành công, là tấm gương sáng cho bà con trong buôn, làng học tập”-ông Đặng Quang Sí- nhấn mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tăng, Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Hồi Phục Giá Tăng, Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Hồi Phục

Sau thời gian rớt giá và tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của tin đồn thất thiệt, mấy ngày gần đây, giá cá điêu hồng thương phẩm nuôi lồng bè ở Tiền Giang bất ngờ tăng trở lại và khan hiếm hàng, khiến người nuôi rất phấn khởi bởi không còn chịu cảnh thua lỗ dẫn đến treo bè như trước.

10/09/2012
Thành Công Với Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thâm Canh Thành Công Với Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thâm Canh

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.

17/06/2013
Nuôi Bồ Câu Pháp Hướng Phát Triển Mới Của Nhà Nông Tân Hiệp (Lâm Đồng) Nuôi Bồ Câu Pháp Hướng Phát Triển Mới Của Nhà Nông Tân Hiệp (Lâm Đồng)

Đến trại chim bồ câu Mạnh Trung (Tân Hiệp, Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng), ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu lông trắng, chân hồng được nuôi nhốt trong lồng xếp thành một dãy dài. Nhẹ nhàng bắt một con bồ câu ra, anh Phùng Mạnh Trung - chủ trại chim cho biết hiện trại có hơn 500 cặp bồ câu, tất cả đều là giống của Pháp. Ít ai nghĩ trại chim có giá trị hơn nửa tỉ đồng này là của một thanh niên mới ngoài đôi mươi.

18/04/2013
Thả 6.000 Cá Giống Xuống Sông Bùi Thả 6.000 Cá Giống Xuống Sông Bùi

UBND huyện Chương Mỹ cùng Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa phối hợp tổ chức mít tinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trực tiếp thả hơn 150kg cá giống (trên 6.000 con cá chép, cá chày mắt đỏ và cá trôi) xuống sông Bùi (địa phận xã Thủy Xuân Tiên).

18/06/2013
“Thủ Phủ” Tôm Ôm Nợ “Thủ Phủ” Tôm Ôm Nợ

Xã Phước Hòa (Tuy Phước) có nhiều diện tích mặt nước nằm ven đầm Thị Nại, là 1 trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Bình Định. Trong suốt 10 năm qua, không năm nào người nuôi tôm ở đây không bị thất bại. Nợ nần chồng chất khiến các chủ hồ tôm trở thành những “chúa chổm” vùng đầm.

18/06/2013