Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Được Mùa Sắn

Nông Dân Được Mùa Sắn
Ngày đăng: 02/03/2015

Những ngày này đến các xã của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), chúng tôi bắt gặp không khí rộn ràng vào mùa thu hoạch sắn của người dân địa phương.

Trên cánh đồng sắn của người dân xã Dương Thủy, đâu đâu cũng thấy không khí nhộn nhịp của bà con nông dân đang tấp nập thu hoạch. Năm nay, sắn được mùa, giá thành cao, bà con xã Dương Thủy nói riêng, huyện Lệ Thủy nói chung ai cũng phấn khởi.

Là xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trước kia đời sống của nông dân Dương Thủy còn gặp nhiều khó khăn do cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Những năm trở lại đây, xã đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trong đó cây sắn đóng vai trò chủ lực.

Trên những đồi sắn, các hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân ai cũng mừng.

Vụ sắn này, gia đình chị Lê Thị Tâm, thôn Tây Thiện, xã Dương Thủy trồng hơn 1 ha sắn. Tranh thủ thời tiết nắng ấm, gia đình huy động toàn bộ lao động ra đồng để thu hoạch sắn. Theo tính toán của chị Tâm, thì năm nay gia đình chị thu hoạch hơn 12 tấn sắn, giá bán dao động từ 1.200 - 1.400 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư lãi được 20 triệu đồng.

Chị Tâm còn cho biết thêm, trước kia ở Dương Thủy, đa số các hộ dân trồng giống sắn địa phương nên năng suất thấp, giá rẻ hơn vì hàm lượng tinh bột ít. Nhưng mấy năm nay, nhờ khuyến nông huyện đưa giống sắn cao sản vào trồng nên năng suất và giá bán đều cao hơn, nông dân rất phấn khởi.

Cùng chung niềm vui được mùa sắn của người dân xã Dương Thủy, nhiều hộ dân xã Thái Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy... cũng rất phấn khởi, khi năm nay cây sắn cho hiệu quả kinh tế khá cao. Anh Phạm Văn Đồng, người dân xã Thái Thủy đang thu hoạch sắn phấn khởi nói: “Năm nay tôi trồng được 4 sào sắn, với việc chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sắn cho năng suất cao, ước được hơn 7 tấn, sau khi thái mỏng và phơi 1 nắng còn lại khoảng 4,5 tấn, bán được trên 13 triệu đồng. Cao hơn 1, 5 lần so với trồng lúa”.

Ông Dương Đệ Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy cho biết: Năm 2014 nông dân trên địa bàn huyện trồng hơn 870 ha sắn, chủ yếu tập trung ở các xã Thái Thủy, Dương Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy... 100% diện tích đều trồng sắn cao sản, một phần là để cung ứng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn Long Giang Thịnh, phần còn lại bán cho các tiểu thương và để dự trữ cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm. Theo tính toán, vào thời điểm hiện nay, chỉ cần sản lượng bình quân đạt khoảng 12 tấn/ha, giá sắn tươi ở mức 1.200 - 1.300 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí người trồng đã có lãi khá.

Hiện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt đưa giống sắn cao sản vào trồng để nâng cao hiệu quả; thực hiện các biện pháp như trồng xen canh, luân canh với các cây họ đậu, sử dụng bón phân hữu cơ, phân vi sinh nhằm tăng độ phì cho đất, tạo năng suất cao cho những vụ mùa tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015 Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

02/02/2015
Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

02/02/2015
Hồi Sinh Một Thương Hiệu Hồi Sinh Một Thương Hiệu

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

02/02/2015
Quy Hoạch Diện Tích Nhãn Đủ Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Sang Mỹ Quy Hoạch Diện Tích Nhãn Đủ Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Sang Mỹ

Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.

02/02/2015
Táo Đài Loan Giòn, Ngọt Trên Vùng Đất Lục Ngạn (Bắc Giang) Táo Đài Loan Giòn, Ngọt Trên Vùng Đất Lục Ngạn (Bắc Giang)

Được đưa vào huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng từ năm 2005, sau 10 năm "bén duyên", giờ đây táo Đài Loan trở thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân. Đây cũng là đặc sản của vùng đất Lục Ngạn được người tiêu dùng gần, xa ưa thích.

02/02/2015