Nông Dân Đổ Xô Nuôi Cá Lóc

Những năm gần đây, do sức hấp dẫn từ lợi nhuận của nghề nuôi cá lóc mang lại nên rất nhiều hộ nông dân trong tỉnh Trà Vinh đã đổ xô đào ao nuôi cá lóc.
Ban đầu, chỉ có vài chục hộ ở xã Đại An (huyện Trà Cú) tận dụng nguồn cá tạp khai thác biển để nuôi. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Trà Vinh có thêm 1.200 hộ thả nuôi khoảng 200 triệu con cá lóc giống trên diện tích gần 200ha; tổng sản lượng đã thu hoạch được gần 20.000 tấn cá lóc thương phẩm.
Do tính chất nuôi tự phát, không tuân thủ kỹ thuật và giải pháp bảo vệ môi trường đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ao nuôi, phát tán ra hệ thống kênh rạch. Trước thực trạng này, các ngành chức năng tỉnh Trà Vinh đã khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích nuôi cá lóc vì sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa, nếu để cung vượt cầu, giá xuống thấp sẽ dẫn đến thua lỗ.
Nguồn bài viết: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2014/11/368512/
Có thể bạn quan tâm

Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết

Khi vụ lúa hè thu chính vụ ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu hoạch rộ cũng bắt đầu "mùa" của nghề nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen "chìm nổi" với nghề.

Ngày 4-10, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.