Nông Dân Đổ Xô Nuôi Cá Lóc

Những năm gần đây, do sức hấp dẫn từ lợi nhuận của nghề nuôi cá lóc mang lại nên rất nhiều hộ nông dân trong tỉnh Trà Vinh đã đổ xô đào ao nuôi cá lóc.
Ban đầu, chỉ có vài chục hộ ở xã Đại An (huyện Trà Cú) tận dụng nguồn cá tạp khai thác biển để nuôi. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Trà Vinh có thêm 1.200 hộ thả nuôi khoảng 200 triệu con cá lóc giống trên diện tích gần 200ha; tổng sản lượng đã thu hoạch được gần 20.000 tấn cá lóc thương phẩm.
Do tính chất nuôi tự phát, không tuân thủ kỹ thuật và giải pháp bảo vệ môi trường đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ao nuôi, phát tán ra hệ thống kênh rạch. Trước thực trạng này, các ngành chức năng tỉnh Trà Vinh đã khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích nuôi cá lóc vì sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa, nếu để cung vượt cầu, giá xuống thấp sẽ dẫn đến thua lỗ.
Nguồn bài viết: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2014/11/368512/
Có thể bạn quan tâm

Với quyết tâm công nghiệp hóa nông nghiệp, trong những năm qua mức độ cơ giới hóa trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đạt khá cao. Nhiều khâu sản xuất mức độ cơ giới hóa đạt gần 100%.

Cách đây 7 năm khi thực hiện 1 dự án vế nông nghiệp ở Đà Lạt, do cơ duyên và cũng vì yêu cây cà phê ở Đạ sar mà ông Morere Pierre, cháu họ 3 đời của bác sĩ Alexandra Yersin đã ở lại đây cùng sinh hoạt, làm vườn... với bà con dân tộc nơi này và xây dựng nên thương hiệu cà phê Đạ sar...

Bỏ nhiều thời gian, công sức để có được các sáng chế tâm huyết nhưng nhiều nhà sáng chế "chân đất" phát hiện sản phẩm của mình bị làm nhái và thương mại hóa.

Cùng với độ quý hiếm thì chất lượng thịt thơm ngon đã đưa gà re trở thành giống gà được ưa chuộng số một Quảng Ngãi và nhiều vùng lân cận.

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá, thành phố mang tên Bác là ngọn cờ đầu trong xây dựng NTM của cả nước.