Nông Dân Điêu Đứng Vì Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Chưa năm nào tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi lại hoành hành như năm nay ở tỉnh Quảng Trị. Dịch bệnh đã khiến cho hàng trăm ha tôm bị chết, gây mất mùa tôm trên diện rộng.
Dù đã được các cơ quan chuyên môn khuyến cáo không tiến hành nuôi lại sau đợt dịch đầu tiên xảy ra hồi tháng 4 năm nay, nhưng ông Trần Hữu Chính, một người dân ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn xử lý hóa chất và nuôi gần 1 ha tôm. Tuy nhiên cũng giống như lần nuôi trước đó, tôm không những không phát triển mà còn xuất hiện dịch bệnh trở lại và chết hàng loạt.
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh là một trong những vùng nuôi tôm lớn ở tỉnh Quảng Trị. với tổng diện tích trên 156 ha. Dịch bệnh ở tôm xuất hiện với biểu hiện tôm dạt vào bờ và chết hàng loạt, chủ yếu xảy ra đối với tôm đã có thời gian nuôi từ 30-45 ngày và diễn ra trong thời gian rất nhanh. Cho đến thời điểm này, nông dân ở địa phương này bất lực trước trình trạng này.
Nghề nuôi tôm từng mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhưng bây giờ, họ lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Theo người dân, một ha ao nuôi phải đầu tư 30 triệu đồng để cải tạo ao hồ, chưa kể chi phí mua con giống, thức ăn. Riêng xã Vĩnh Sơn của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thiệt hại trong vụ nuôi tôm này khoảng 60 tỷ đồng.
Hiện tại, toàn bộ diện tích hồ nuôi tôm ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được xử lý môi trường, dập dịch theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trước những khó khăn do dịch bệnh gây ra, người nuôi tôm mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp họ có thêm điều kiện để khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh ta đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.

Cũng như các địa bàn nông thôn khác, hầu hết người dân xã Phước Vinh (Ninh Phước) cũng “một nắng hai sương” trên mảnh đất kém phì nhiêu ở xứ nắng Ninh Thuận. Thế nên, ít ai nghĩ nghiệp nông ở vùng đất này lại có thể khởi sắc, đặc biệt là từ cây bắp lai, một loại cây lương thực không quá nổi trội tại địa phương.

Những năm gần đây, nghề nuôi chim cút phát triển khá mạnh ở Quảng Nam, trong đó Điện Bàn là địa phương có nhiều hộ tham gia nhất. Để nghề này phát triển bền vững, Hội ND đã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi chim liên kết, hợp tác với nhau.

Thức ăn của cừu đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, rau muống, cám bột xay. Anh Khánh cho biết, chi phí nuôi cừu thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, dễ bán, giá cao. Hiện xã Phước Thái có thêm 20 hộ nuôi cừu vỗ béo, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình.