Nông Dân Điêu Đứng Vì Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Chưa năm nào tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi lại hoành hành như năm nay ở tỉnh Quảng Trị. Dịch bệnh đã khiến cho hàng trăm ha tôm bị chết, gây mất mùa tôm trên diện rộng.
Dù đã được các cơ quan chuyên môn khuyến cáo không tiến hành nuôi lại sau đợt dịch đầu tiên xảy ra hồi tháng 4 năm nay, nhưng ông Trần Hữu Chính, một người dân ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn xử lý hóa chất và nuôi gần 1 ha tôm. Tuy nhiên cũng giống như lần nuôi trước đó, tôm không những không phát triển mà còn xuất hiện dịch bệnh trở lại và chết hàng loạt.
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh là một trong những vùng nuôi tôm lớn ở tỉnh Quảng Trị. với tổng diện tích trên 156 ha. Dịch bệnh ở tôm xuất hiện với biểu hiện tôm dạt vào bờ và chết hàng loạt, chủ yếu xảy ra đối với tôm đã có thời gian nuôi từ 30-45 ngày và diễn ra trong thời gian rất nhanh. Cho đến thời điểm này, nông dân ở địa phương này bất lực trước trình trạng này.
Nghề nuôi tôm từng mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhưng bây giờ, họ lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Theo người dân, một ha ao nuôi phải đầu tư 30 triệu đồng để cải tạo ao hồ, chưa kể chi phí mua con giống, thức ăn. Riêng xã Vĩnh Sơn của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thiệt hại trong vụ nuôi tôm này khoảng 60 tỷ đồng.
Hiện tại, toàn bộ diện tích hồ nuôi tôm ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được xử lý môi trường, dập dịch theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trước những khó khăn do dịch bệnh gây ra, người nuôi tôm mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp họ có thêm điều kiện để khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra.
Có thể bạn quan tâm

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.