Nông dân điêu đứng do mất mùa ngô

Ông Nguyễn Doãn Loan - chủ tịch xã Nghĩa Dũng cho hay: Toàn xã có 240 ha đất trồng ngô, thiệt hại do nắng nóng khiến 70% diện tích bị mất trắng. Bên cạnh đó xã Kỳ Tân có tổng diện tích đất trồng ngô là 190 ha thì bị thiệt hại lên đến 177 ha. Trong khi đó, ngô cây bán cho các công ty chăn nuôi bò sữa làm nguyên liệu thức ăn giá thành bị giảm 50% nên người dân càng điêu đứng – ông Trần Văn Đông chủ tịch xã Kỳ Tân cho biết.
Những ngày vừa qua bà con trồng ngô các xã Kỳ Tân, Nghĩa Dũng, Tân Long (Tân Kỳ) phải chặt bán tháo ngô để bù đắp thiệt hại
Những diện tích ngô không thể phát triển do hạn hán kéo dài
Mất mùa ngô khiến người dân nơi đây hoang mang và lo lắng. Đã cận kề mùa thu hoạch nhưng năng suất ngô bông không đạt chỉ tiêu. Người dân buộc lòng phải bán ngô cây với giá rẻ. Hơn 3 triệu đồng là khoản tiền thu được mà chị Trịnh Thị Long, xóm 1 Diễn Nam, Kỳ Tân bán 13 tấn ngô cây. 1 sào đất trồng ngô được các công ty chăn nuôi bò sữa trả cho người dân khoảng 500 nghìn đồng.
Mỗi bông ngô chỉ đạt trên dưới 10 hạt
Chưa tới vụ thu hoạch nhưng ngô chỉ còn thế này
Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, xóm 1 xã Kỳ Tân vớt vát một vụ ngô thất bát
Chị Ngô Thị Xuân, xóm Tân Thành, xã Tân Long cho biết: vụ mùa năm 2014 gia đình có 7 sào ngô cho thu nhập khoảng 22 triệu đồng nhưng năm nay do mất mùa, bán cả cây ngô chỉ vớt vát được vỏn vẹn 3 triệu đồng. Ngô chặt đi sẽ được thu mua bởi các công ty bò sữa hoặc người dân mang về cho trâu bò.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.

Dịch bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện, gây thiệt hại cho người nuôi ngay từ đầu vụ tôm xuân hè 2013. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch lại gặp nhiều khó khăn, nguy cơ dịch bệnh có thể lan ra diện rộng. Phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh về vấn đề này.