Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân còn thờ ơ với VietGAP

Nông dân còn thờ ơ với VietGAP
Ngày đăng: 16/04/2015

Nhiều lý do

“Nói ngư dân nuôi cá tra trong tỉnh còn “thờ ơ” với tiêu chuẩn VietGAP là không sai. Nếu áp dụng tiêu chuẩn này, chi phí sản xuất tăng lên từ 15 – 20%, làm cho giá thành nuôi đội lên. Đến kỳ thu hoạch, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đâu có cộng thêm chi phí tăng thêm này vào giá mua nên ngư dân trong tỉnh vẫn “thờ ơ” với tiêu chuẩn này là vậy” – ông Cao Lương Tri, ngư dân nuôi cá ở TP. Long Xuyên, phân tích.

ra đời của VietGAP là bước đi cần thiết nhằm đưa nghề nuôi cá tra đi vào khuôn khổ, đồng thời từng bước thay thế những tiêu chuẩn quốc tế mà nhiều hộ nuôi cá ở ĐBSCL đang áp dụng như: SQF, GlobalGAP, ASC... tiến tới thống nhất theo một quy chuẩn chung. Theo đó, 4 tiêu chí cơ bản của tiêu chuẩn VietGAP là: Đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Về bản chất của vấn đề là rất tốt, phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay của thế giới. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này được đưa ra và bắt buộc phải áp dụng trong bối cảnh ngành cá tra đang gặp khủng hoảng và suy thoái một cách trầm trọng. Điều này cho thấy, sự bất cập trong công tác quản lý Nhà nước đối với một sản phẩm được xem là chủ lực của ĐBSCL.

“Một lý do khác mà theo tôi, ngư dân trong tỉnh còn “thờ ơ” với tiêu chuẩn này là mãi cho đến bây giờ, cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản vẫn chưa đưa ra được một quy định cụ thể, đề cập đến mức phí cấp chứng nhận VietGAP đối với cơ sở và hộ nuôi cá.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ định cho 7 đơn vị được phép cấp giấy chứng nhận cho cơ sở nuôi, nhưng mỗi đơn vị lại có mức thu phí khác nhau. Cá biệt, có những đơn vị áp dụng mức thu phí tư vấn, cấp giấy chứng nhận với giá rất cao, khiến ngư dân không có tiền để hợp tác” – ông Tri nhận định.

Đâu là giải pháp?

Trước mắt, để tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng ngư dân nuôi cá tra, các cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc áp dụng tiêu chuẩn. Cần thống nhất chi phí (ở mức hợp lý) cho việc cấp giấy chứng nhận để khuyến khích ngư dân áp dụng tiêu chuẩn VietGAP tại vùng nuôi. Nên chăng, An Giang cần kiến nghị với Trung ương cho ngành Nông nghiệp tỉnh được quyền cấp giấy chứng nhận thay cho việc Bộ NN-PTNT chỉ định 7 đơn vị, nhằm giảm bớt những chi phí không cần thiết và bất hợp lý để khuyến khích ngư dân trong tỉnh áp dụng tiêu chuẩn này.

“Theo tôi, ngoài những giải pháp vừa nêu, cần tiến hành thực hiện quy định này một cách đồng bộ, nghiêm túc và khoa học. Nếu đã đưa ra áp dụng tiêu chuẩn này thì phải bắt buộc tất cả những người nuôi cá tra phải áp dụng (không loại trừ những hộ nuôi cá để bán ở thị trường nội địa).

Hiện nay, chúng ta chỉ mới chú trọng đến vấn đề áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho những hộ nuôi xuất khẩu, còn những hộ nuôi để bán ở thị trường nội địa thì chưa. Điều này có nghĩa là nuôi cá để bán cho người tiêu dùng nước ngoài thì luôn chăm chút về mặt chất lượng, còn bán cho người tiêu dùng trong nước thì không. Như vậy là chưa công bằng”- ông Huỳnh Minh Tâm (ngư dân xã Đa Phước, An Phú) nói.

“Lẽ ra, chúng ta phải đưa ra áp dụng tiêu chuẩn này từ những năm 2000, bởi lúc đó ngành cá đang phát triển mạnh, tiềm lực kinh tế trong cộng đồng ngư dân rất mạnh, nuôi cá lời nhiều nên họ sẵn sàng khi Nhà nước kêu gọi. Còn nay sức đã cạn, tinh thần cũng hao mòn, mà còn lại phải áp dụng tiêu chuẩn này thì xem ra rất bất cập” – ông Nguyễn Văn Trãi (xã Vĩnh Khánh, Thoại Sơn) nêu ý kiến.

Bên cạnh những giải pháp vừa nêu, để lập lại trật tự cho chuỗi giá trị cá tra, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cần đưa ra “giá sàn” xuất khẩu để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi bán sản phẩm ra thị trường thế giới hiện nay. Cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị ngành hàng để một mặt, sản phẩm được nâng cao chất lượng đồng đều, mặt khác tạo được sự công bằng cho các bên tham gia vào chuỗi.

“Về mặt lý luận, tiêu chuẩn VietGAP rất có lợi cho người tiêu dùng thế giới, kể cả nền công nghiệp cá tra trong nước hiện nay. Tuy nhiên, có một thực tế cần xem xét là trong gần 10 năm qua, có ai nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, GlopalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác mà bán được giá cao hơn nuôi bình thường đâu? Hay nói cách khác, cũng chẳng có hộ nào nuôi theo hình thức truyền thống mà không bán được cá. Do vậy, khó khuyến khích được ngư dân áp dụng VietGAP” – ông Hồ Văn Tiểu, xã viên Hợp tác xã Thủy sản Châu Phú, bức xúc.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Truyền Thống Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Truyền Thống

Những năm qua, cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Bình, hơn 30 hộ nông dân xã Độc Lập (Hưng Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, hoang hóa, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình chăn nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Phát huy những lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

01/07/2014
Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

12/06/2014
Sản Lượng Thủy Sản Sau 6 Tháng Đầu Năm Đạt 2,8 Triệu Tấn Sản Lượng Thủy Sản Sau 6 Tháng Đầu Năm Đạt 2,8 Triệu Tấn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

01/07/2014
Thương Lái Trung Quốc Thu Gom Bông Thanh Long 3.500 Đồng/kg Thương Lái Trung Quốc Thu Gom Bông Thanh Long 3.500 Đồng/kg

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

12/06/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Thỏ Ở Ba Bể (Bắc Kạn) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Thỏ Ở Ba Bể (Bắc Kạn)

Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.

01/07/2014