Nông dân chặt cao su trồng điều

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Phước cho biết, từ cuối năm 2014 đến nay, diện tích cao su trên địa bàn bị chặt lên đến trên 1.000ha, trong đó chủ yếu chặt bỏ để chuyển đổi sang trồng điều và các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nguyên nhân do giá cao su xuống thấp, trong khi đó chi phí đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động,…) luôn cao nên ít có lãi. Giá mủ cao su lên đến đỉnh điểm (năm 2011), người trồng có lãi lớn, nông dân đổ xô trồng cao su bất cứ chỗ nào, kể cả chân đất ruộng ẩm ướt, đất có tầng canh tác mỏng, hoặc đất đồi dốc. Có đến 2.600ha cao su trồng trên nền đất này. Khi những vườn cao su trên nền đất không phù hợp này bước vào thời kỳ kinh doanh thì lộ rõ nhược điểm như vườn cây không đồng đều, tỷ lệ cây chết cao, cây cụt ngọn, năng suất rất thấp nên hiệu quả kinh tế kém. Do đó nông dân chặt bỏ cao su trên phần diện tích này để trồng điều và trồng các loại cây trồng khác.
Trước tình trạng chặt cao su, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước khuyến cáo nông dân không nên phát triển diện tích trồng mới, thay vào đó tập trung tái canh vườn cây đã hết tuổi khai thác hoặc rút ngắn vườn cây gần hết tuổi khai thác bằng giống mới năng suất và chất lượng cao, đồng thời tư vấn cho nông dân mạnh dạn chuyển đổi hết 2.600ha cao su trồng trên diện tích đất không phù hợp sang trồng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Theo thống kế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, có những năm diện tích cây điều tăng rất nhanh, đặc biệt năm 2007 diện tích cây điều toàn tỉnh gần 200.000ha. Tuy nhiên những năm tiếp theo, cây điều dần mất vị trí ngôi đầu nhường lại vị trí cho cây cao su. Thời điểm năm 2011, giá mủ cao su ở mức 33.000 – 35.000 đồng/kg mủ nước.
Thấy lợi, người nông dân lại đổ xô chặt điều trồng cao su. Diện tích cao su nhanh chóng tăng. Nắm bắt nhu cầu trồng điều của người dân, đặc biệt giống điều ghép cao sản cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 18 tháng sẽ cho trái bói, 3 năm sẽ thu hoạch rộ) nên rất nhiều cơ sở, đại lý giống trên địa bàn tỉnh Bình Phước đua nhau ghép giống điều cao sản để bán.
Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp tỉnh Bình Phước đã bán hơn 50.000 cây giống cho bà con. Do nhu cầu giống điều đang “sốt” nên hiện rất nhiều người lợi dụng nhu cầu của người dân đã mua chồi giống AB29, AB0508 về ghép bán với giá cao hơn so với giá thị trường từ 2.000-3.000 đồng/cây.
Các ngành chức năng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các cơ sở cung cấp giống trong tỉnh, tránh tình trạng cây trồng bị thả nổi giá và chất lượng không đảm bảo gây bất lợi cho người nông dân. Mặt khác, cũng cần hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc điều cho người dân để giúp vườn điều đạt năng suất, chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân rớt giá một phần do các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh (Tịnh Biên, Vĩnh Xương) ngưng làm thủ tục (đóng cửa) lúc 18 giờ hàng ngày, khiến dưa hấu bị hạn chế khi xuất khẩu sang Campuchia, trong khi đây là thời điểm làm ăn sôi động. Thương nhân hai nước đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho mở cửa biên giới đến 21 giờ đêm để thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa.

Cá chép là đối tượng có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ… nên được nuôi khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, qua theo dõi nuôi cá chép trên địa bàn tỉnh, người nuôi chủ yếu thả tận dụng, cơ cấu mật độ thả thấp, chỉ chiếm khoảng 10 - 20% so với tổng đàn cá thả, dẫn đến sản lượng thu hoạch cá chép không cao, lợi nhuận của người nuôi còn thấp. Chưa có nhiều mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh cá chép để nâng cao năng suất, giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao VN (Vicofa), đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn Intimex đã chia sẻ riêng với NNVN về các kinh nghiệm tái cấu trúc ngành hàng và DN nông sản XK trong năm 2015...

Hiện nay, giá mủ cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới đang ở mức thấp, đây chính là cơ hội tốt để ngành cao su VN tái cơ cấu theo hướng gia tăng giá trị, thay vì chỉ tập trung SX và XK mủ cao su thô như lâu nay.

Tết Ất Mùi năm nay nhà nông Trần Thanh Liêm, ở khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 500 cặp dưa hấu hình vuông, thỏi vàng có chữ “Tài - Lộc” nổi trên vỏ, giá từ 1,5 - 3,5 triệu đồng/cặp. Dự kiến trong dịp tết ông thu gần một tỷ đồng. Đồng thời, năm nay ông sẽ tung ra khoảng 20 cặp dưa hấu hình trái tim rất lạ mắt với giá 8 triệu đồng/cặp.