Nông Dân Cần Liên Kết Trong Sản Xuất

Đó là phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường khi lên thăm làng nghề làm giấy bản truyền thống tại thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang, chiều 14.4. Đây là làng nghề mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội) cho vay vốn đầu tư.
Thôn Thanh Sơn có 127 hộ, 564 nhân khẩu, với 4 dân tộc: Kinh, Dao, Mường, Hoa sinh sống. Sản xuất giấy bản là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Dao trong thôn. Sản phẩm giấy đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ. Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường đã đến thăm 2 gia đình ND SXKD giỏi từ làm nghề giấy bản là hộ anh Nguyễn Văn Chiêu và Lý Văn Chìu. Anh Chiêu cho biết:
“Năm 2013, gia đình tôi được Quỹ Hỗ trợ nông dân của T.Ư Hội ND cho vay 20 triệu đồng, lại được huyện hỗ trợ 1 máy nghiền”. Ngoài làm giấy bản, gia đình anh Chiêu còn mua máy xát lúa phục vụ nhu cầu của bà con ND trong thôn. Tổng thu nhập của gia đình anh mỗi năm trên 200 triệu đồng.
Còn gia đình anh Lý Văn Chìu nhờ nghề sản xuất giấy bản đã xây dựng được nhà cửa khang trang, có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Đề đạt nguyện vọng của mình với Chủ tịch Hội ND Việt Nam, ND thôn Thanh Sơn mong Hội giúp tìm thị trường tiêu thụ ổn định, giải quyết vấn đề “muôn thuở” của ND là được mùa mất giá, được giá mất mùa; hỗ trợ giới thiệu sản phẩm và vốn mua máy móc...
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh, để giữ gìn và phát triển làng nghề cần có nhiều giải pháp. Trước hết, phải giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ. Muốn giải quyết được bản thân ND phải áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Các cấp Hội phải giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu khác thay thế nguyên liệu vầu mà ND đang dùng. Tiếp đó, ND cần phải liên kết, liên doanh sản xuất như thành lập các CLB, tổ hợp tác, HTX. Làm việc cần theo hợp đồng thỏa thuận, tránh bị thương lái ép giá...
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, ngành nông nghiệp Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao đời sống nông thôn, nông dân.

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã phát triển mô hình nuôi ếch nhưng với vốn đầu tư thấp dễ nuôi, mang lại thu nhập cao.

Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 2.665ha thủy sản các loại, trong đó tôm sú 268ha, tôm thẻ 1.797ha, cá các loại 307ha, thủy sản khác 293ha.

Cá lóc là loài cá ăn tạp, có sức sống cao, khả năng chịu đựng tốt với môi trường. Hiện nay, cá lóc là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân.

Cuối tháng chín âm lịch, mực nước trên kênh Vĩnh Tế và khu vực Tứ giác Long Xuyên đã xuống thấp, mùa nước bắt đầu rút sớm và không theo thông lệ hàng năm. Ở thời điểm này, hoạt động đánh bắt thủy sản khá yên ắng, nhiều địa bàn được mệnh danh “túi cá đồng” cũng vắng lặng.