Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Cần Liên Kết Trong Sản Xuất

Nông Dân Cần Liên Kết Trong Sản Xuất
Ngày đăng: 15/04/2014

Đó là phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường khi lên thăm làng nghề làm giấy bản truyền thống tại thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang, chiều 14.4. Đây là làng nghề mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội) cho vay vốn đầu tư.

Thôn Thanh Sơn có 127 hộ, 564 nhân khẩu, với 4 dân tộc: Kinh, Dao, Mường, Hoa sinh sống. Sản xuất giấy bản là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Dao trong thôn. Sản phẩm giấy đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ. Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường đã đến thăm 2 gia đình ND SXKD giỏi từ làm nghề giấy bản là hộ anh Nguyễn Văn Chiêu và Lý Văn Chìu. Anh Chiêu cho biết:

“Năm 2013, gia đình tôi được Quỹ Hỗ trợ nông dân của T.Ư Hội ND cho vay 20 triệu đồng, lại được huyện hỗ trợ 1 máy nghiền”. Ngoài làm giấy bản, gia đình anh Chiêu còn mua máy xát lúa phục vụ nhu cầu của bà con ND trong thôn. Tổng thu nhập của gia đình anh mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Còn gia đình anh Lý Văn Chìu nhờ nghề sản xuất giấy bản đã xây dựng được nhà cửa khang trang, có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Đề đạt nguyện vọng của mình với Chủ tịch Hội ND Việt Nam, ND thôn Thanh Sơn mong Hội giúp tìm thị trường tiêu thụ ổn định, giải quyết vấn đề “muôn thuở” của ND là được mùa mất giá, được giá mất mùa; hỗ trợ giới thiệu sản phẩm và vốn mua máy móc...

Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh, để giữ gìn và phát triển làng nghề cần có nhiều giải pháp. Trước hết, phải giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ. Muốn giải quyết được bản thân ND phải áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

Các cấp Hội phải giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu khác thay thế nguyên liệu vầu mà ND đang dùng. Tiếp đó, ND cần phải liên kết, liên doanh sản xuất như thành lập các CLB, tổ hợp tác, HTX. Làm việc cần theo hợp đồng thỏa thuận, tránh bị thương lái ép giá...


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam Lần Đầu Giải Mã Hoàn Chỉnh Hệ Gen Cây Lúa Việt Nam Lần Đầu Giải Mã Hoàn Chỉnh Hệ Gen Cây Lúa

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.

29/08/2013
Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.

29/08/2013
Ương Dưỡng Tôm Giống Nâng Cao Tỷ Lệ Sống, Giảm Chi Phí Nuôi Ương Dưỡng Tôm Giống Nâng Cao Tỷ Lệ Sống, Giảm Chi Phí Nuôi

Để chuẩn bị con giống thả nuôi trên diện tích 1ha, ông Long sử dụng bể xi măng có diện tích khoảng 700m2 để ương dưỡng 900.000 con giống tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Hiện nay mới vào giai đoạn giữa kỳ ương dưỡng nhưng tôm ăn mạnh, lớn nhanh.

31/08/2013
Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

31/08/2013
Khai Mạc Hội Thi “Người Chăn Nuôi Heo Giỏi Miền Đông Nam Bộ Năm 2013” Khai Mạc Hội Thi “Người Chăn Nuôi Heo Giỏi Miền Đông Nam Bộ Năm 2013”

Sáng ngày 29-8, tại TP. Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia khai mạc hội thi “Người chăn nuôi heo giỏi vùng Đông Nam bộ năm 2013”. Tham dự hội thi có gần 300 người chăn nuôi heo tiêu biểu thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ.

31/08/2013