Nông Dân Bị Thiệt Hại Vì Trồng Giống Bắp NK67

Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng.
Để chứng minh cho những diện tích bắp của người nông dân thôn mình đang mất trắng vì trồng giống bắp mới NK67, ông Nguyễn Văn Dũng-Trưởng thôn 7 (xã Đông, huyện Kbang) đã dẫn chúng tôi đi quanh khu vực Tây sông Ba nơi hầu hết người nông dân địa phương trồng giống bắp mới. Qua quan sát bên ngoài cho thấy nhiều diện tích bắp phát triển rất tốt, cây to, cao khoảng 2 mét nhưng khi lội vào ruộng và lột vỏ bắp ra mới thấy xót ruột.
Tất cả bắp khi lột vỏ thì thấy bên trong không có hạt hoặc chỉ lưa thưa vài hạt, bắp chỉ bằng ngón tay đã bị thối đen. Thậm chí nhiều cây còn không ra nổi trái. Nhiều diện tích khác thì lá bị cháy, xoắn lá và phát triển kém… chỉ tính riêng trong thôn cũng đã có 25 ha bắp bị hư hại.
Gia đình ông Huỳnh Quốc Bảo, ở thôn 7 (xã Đông, huyện Kbang), trồng 2 ha bắp ở khu vực Tây sông Ba bằng loại giống NK67. Khi xuống giống thấy bắp lên đều và thời tiết thuận lợi nên gia đình tập trung mọi nguồn lực vào chăm sóc kỹ hơn các năm trước. Cây bắp phát triển rất tốt, cây mập mạp và cao qua đầu người nhưng đến giai đoạn trổ cờ thì bị nghẹn cờ, bắp ra quả nhỏ, không phát triển và cây bị khô héo dần trên đồng.
Ông Bảo bức xúc cho biết: Nói chung mấy năm trước nhà chỉ trồng giống DK88 hay Bioseed 9698 và năng suất nó cũng được nhưng vừa rồi được bên đại lý phân phối mời đi hội thảo giống bắp mới NK67 do Công ty Syngenta sản xuất. Khi dự hội thảo chúng tôi được thăm quan tại đồng thấy giống bắp này cho năng suất cao nên đã chuyển đổi giống sang trồng thử.
Song mới trồng cây bắp phát triển rất tốt nhưng không biết do giống hay lý do gì mà đến giai đoạn ra trái thì bị cháy và hư hết, không ra trái hoặc có trái mà không có hạt. Với diện tích này, chỉ tính tiền cày, giống, phân bón gia đình đã bỏ ra hơn 15 triệu đồng, còn chưa tính công lao động.
Cùng chung cảnh ngộ với ông Bảo, là hơn 1,3 ha bắp của gia đình ông Nguyễn Văn Phúc cũng nằm trong tình trạng tương tự. Cây bắp vẫn còn xanh nhưng quả thì quá nhỏ lại không có hạt. Đám bắp nhà ông cũng mất đến 90%. Hiện gia đình cũng đành bỏ vậy để cho các hộ khác chặt cây về làm thức ăn cho gia súc.
Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm: Gia đình tôi có 2 ha đất khi thấy nhà phân phối giống NK67 phối hợp với khuyến nông làm hội thảo đầu bờ giống bắp mới năng suất cao. Vụ năm nay gia đình chuyển đổi 1,3 ha sang trồng giống bắp mới NK67 thì năm nay nó bị hư hết, coi như trắng tay. Ước tính thiệt hại của gia đình khoảng 32 triệu đồng. Còn 7 sào gia đình trồng giống cũ thì cây vẫn phát triển bình thường.
Theo số liệu tổng hợp sơ bộ của xã Đông, đã có trên 40 ha bắp của người dân bị thiệt hại. Tập trung ở các thôn 7, thôn 8 và rải rác các thôn khác của xã. Trong đó hộ nhiều nhất là hơn 2 ha, còn hộ ít cũng vài sào. Điều đáng nói là trên cùng một cánh đồng nhưng chỉ có những đám trồng giống bắp NK67 là bị hiện tượng như trên. Thậm chí có những đám trồng xen lẫn giống NK67 và loại giống khác nhưng chỉ có cây bắp giống NK67 là bị hư hỏng.
Những cây bắp bị hư này xuất hiện rất nhiều sâu bệnh gây hại ở phần ngọn và quả. Theo các hộ dân ở đây cho biết: NK67 là loại giống mới, vụ bắp năm ngoái có một số hộ đã trồng ở khu vực này và cho năng suất khá cao. Thấy vậy nên vụ bắp này nhiều hộ đã chuyển sang trồng nhưng không biết vì sao lại bị tình trạng trên. Trước vấn đề đó, các hộ dân đã phản ánh lên chính quyền địa phương và ngành chuyên môn để có hướng xử lý.
Ông Phạm Xuân Trường-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang cho biết: Ngay sau khi nhận được báo cáo của xã, huyện đã có văn bản chỉ đạo giao trách nhiệm cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ trì, phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện và UBND xã Đông để kiểm tra thực tế xác định cụ thể diện tích trồng bắp lai NK67 bị thiệt hại và giá trị thiệt hại. Đồng thời, kiểm tra cụ thể nguồn gốc xuất xứ của giống bắp lai này và tìm nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên cây bắp.
Hiện phía đơn vị phân phối giống bắp NK67 là Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang cũng đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện và chính quyền địa phương kiểm tra thực tế tại cánh đồng để xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, phía Công ty phân phối cũng chưa lý giải được nguyên nhân tại sao lại dẫn đến tình trạng trên
Có thể bạn quan tâm

Những ngày giữa tháng 6, màu vải chín bắt đầu phủ đỏ từng khoảng vườn, ngọn đồi tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Vải được xếp đầy sân những ngôi nhà làm điểm tập kết tại thị trấn Kép, Chũ hay xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn). Tại đây, sản phẩm sẽ được phân loại, đóng thùng xốp rồi đưa lên xe chở qua biên giới Trung Quốc. Chỉ một phần nhỏ được dành tiêu thụ trong nước.

Trong những năm qua, doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải căn cứ trên giá sàn xuất khẩu mà Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.

Theo đó, để đóng mới dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ với mức lãi phải trả chỉ 1%/năm trong thời hạn 11 năm, được sử dụng phương tiện hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên; miễn thuế tài nguyên đối với thủy sản đánh bắt, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ...

Mặt khác, do sản lượng thấp nên quá trình phân loại bông của châu Phi chưa cao, tỷ lệ tạp chất nhiều, bông ở vùng Đông Phi thường có hàm lượng đường cao hơn các nước khác, điều này tác động đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để khắc phục, các DN cần đa dạng nguồn hàng và phối hợp pha trộn các nguồn nguyên liệu khác nhau theo những tỷ lệ nhất định.

Tiếp nối những thành công của giống gà J-DABACO, với đam mê lưu giữ, bảo tồn và phát triển giống gà quý gắn liền với tinh thần thượng võ của cha ông ta từ thủa “mang gươm đi mở nước”, qua nghiên cứu văn hóa người tiêu dùng cộng nhiều năm lai tạo, Công ty TNHH MTV Gà giống DABACO đã sản xuất thành công giống gà nòi chân vàng mang thương hiệu Ja-DABACO