Nông Dân Bị Thiệt Hại Nặng Nề Sau Mưa Đá Và Giông Lốc

Sau đợt giông lốc, nhiều địa bàn của huyện Tháp Mười chịu ảnh hưởng nặng nề, ngoài thiệt hại về nhà cửa, trường học, đường dây điện..., giông lốc và mưa đá đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên nhiều diện tích lớn lúa sắp đến ngày thu hoạch.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.
Anh Lê Hoàng Ân ngụ xã Mỹ Quí tâm sự: “Sau cơn giông, 1ha lúa của gia đình tôi hầu như đổ ngã hoàn toàn, máy gặt cũng theo đó tăng giá hơn gấp đôi. Vụ trước 1ha lúa chỉ tốn 2 triệu đồng cho chi phí thu hoạch, giờ tăng lên 3,5 triệu đồng/ha nhưng còn phải nài nỉ người ta mới chịu thu hoạch cho mình”.
Ngoài việc lúa bị thất thoát do đổ sập thì mưa đá và giông cũng làm cho lúa bị rụng hạt làm giảm năng suất, nhiều ruộng lúa chỉ còn lại trà bông và hạt lúa lép, thiệt hại trung bình từ 20 - 60% với tình hình trên, nhiều nông dân sẽ bị lỗ nặng trong vụ lúa này.
Có thể bạn quan tâm

Trên thị trường có nhiều sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có liên quan đến cây trồng chuyển gen để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Nếu vẫn giữ tư duy sản xuất theo số lượng mà không coi trọng chất lượng, nông sản của Việt Nam sẽ không thể tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do

Công ty Injae Corporation (Hàn Quốc) cho biết sẽ lập kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói tại Đồng Tháp để xuất sang Hàn Quốc.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đánh giá, liên kết chuỗi sản xuất tới tiêu thụ là chìa khóa sống còn của chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhưng lâu nay triển khai còn hô hào là chính.

Hiện giá bán 1 kg cau khô được Trung Quốc thu mua để chế biến kẹo cau và ăn trầu ở thời điểm tháng trước là 32 nhân dân tệ (tương ứng hơn 100 ngàn đồng), nay hạ xuống chỉ còn 25 nhân dân tệ (tương đương gần 90 ngàn đồng).