Nông Dân Bị Thiệt Hại Nặng Nề Sau Mưa Đá Và Giông Lốc

Sau đợt giông lốc, nhiều địa bàn của huyện Tháp Mười chịu ảnh hưởng nặng nề, ngoài thiệt hại về nhà cửa, trường học, đường dây điện..., giông lốc và mưa đá đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên nhiều diện tích lớn lúa sắp đến ngày thu hoạch.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.
Anh Lê Hoàng Ân ngụ xã Mỹ Quí tâm sự: “Sau cơn giông, 1ha lúa của gia đình tôi hầu như đổ ngã hoàn toàn, máy gặt cũng theo đó tăng giá hơn gấp đôi. Vụ trước 1ha lúa chỉ tốn 2 triệu đồng cho chi phí thu hoạch, giờ tăng lên 3,5 triệu đồng/ha nhưng còn phải nài nỉ người ta mới chịu thu hoạch cho mình”.
Ngoài việc lúa bị thất thoát do đổ sập thì mưa đá và giông cũng làm cho lúa bị rụng hạt làm giảm năng suất, nhiều ruộng lúa chỉ còn lại trà bông và hạt lúa lép, thiệt hại trung bình từ 20 - 60% với tình hình trên, nhiều nông dân sẽ bị lỗ nặng trong vụ lúa này.
Có thể bạn quan tâm

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...