Nông Dân Bị Thiệt Hại Nặng Nề Sau Mưa Đá Và Giông Lốc

Sau đợt giông lốc, nhiều địa bàn của huyện Tháp Mười chịu ảnh hưởng nặng nề, ngoài thiệt hại về nhà cửa, trường học, đường dây điện..., giông lốc và mưa đá đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên nhiều diện tích lớn lúa sắp đến ngày thu hoạch.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.
Anh Lê Hoàng Ân ngụ xã Mỹ Quí tâm sự: “Sau cơn giông, 1ha lúa của gia đình tôi hầu như đổ ngã hoàn toàn, máy gặt cũng theo đó tăng giá hơn gấp đôi. Vụ trước 1ha lúa chỉ tốn 2 triệu đồng cho chi phí thu hoạch, giờ tăng lên 3,5 triệu đồng/ha nhưng còn phải nài nỉ người ta mới chịu thu hoạch cho mình”.
Ngoài việc lúa bị thất thoát do đổ sập thì mưa đá và giông cũng làm cho lúa bị rụng hạt làm giảm năng suất, nhiều ruộng lúa chỉ còn lại trà bông và hạt lúa lép, thiệt hại trung bình từ 20 - 60% với tình hình trên, nhiều nông dân sẽ bị lỗ nặng trong vụ lúa này.
Có thể bạn quan tâm

Xí nghiệp chăn nuôi bò giống, bò thịt Đà Loan thuộc Công ty TNHH một thành viên bò sữa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng đăng ký và được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Với tổng số đàn bò của xí nghiệp hiện nay gần 400 con song tất cả đều đảm bảo an toàn, ông Đào Xuân Tấp - Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan khẳng định.

Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.

Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.

Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…