Nông Dân Bị Thiệt Hại Nặng Nề Sau Mưa Đá Và Giông Lốc

Sau đợt giông lốc, nhiều địa bàn của huyện Tháp Mười chịu ảnh hưởng nặng nề, ngoài thiệt hại về nhà cửa, trường học, đường dây điện..., giông lốc và mưa đá đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên nhiều diện tích lớn lúa sắp đến ngày thu hoạch.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.
Anh Lê Hoàng Ân ngụ xã Mỹ Quí tâm sự: “Sau cơn giông, 1ha lúa của gia đình tôi hầu như đổ ngã hoàn toàn, máy gặt cũng theo đó tăng giá hơn gấp đôi. Vụ trước 1ha lúa chỉ tốn 2 triệu đồng cho chi phí thu hoạch, giờ tăng lên 3,5 triệu đồng/ha nhưng còn phải nài nỉ người ta mới chịu thu hoạch cho mình”.
Ngoài việc lúa bị thất thoát do đổ sập thì mưa đá và giông cũng làm cho lúa bị rụng hạt làm giảm năng suất, nhiều ruộng lúa chỉ còn lại trà bông và hạt lúa lép, thiệt hại trung bình từ 20 - 60% với tình hình trên, nhiều nông dân sẽ bị lỗ nặng trong vụ lúa này.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi và nhà sản xuất tôm ở ĐBSCL đã có sự bất bình trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố phán quyết cuối trong vụ điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn hộ nông dân sản xuất tôm.

Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Huyện Tuy An (Phú Yên) là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh, trong đó 71,5% là bò lai. Chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong mùa hè tình hình thời tiết nắng nóng, hạn hán đã xảy ra nhiều nơi, nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất ngày càng cạn kiệt, một số diện tích đất sản xuất lúa phải bỏ hoang, có diện tích sau khi gieo sạ một thời gian bị thiếu nước phải cắt làm thức ăn cho trâu bò, có diện tích bị cháy khô, số diện tích còn lại cho năng suất thấp, không hiệu quả trong sản xuất…