Nông Dân Bạc Liêu Thả Nuôi Gần 1.500ha Tôm Thẻ Chân Trắng

So với cùng kỳ năm 2013, năm nay ở Bạc Liêu, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng mạnh, do giá tôm thẻ nguyên liệu luôn ở mức cao và dễ tiêu thụ. Bà con đã thả nuôi theo hình thức thâm canh - bán thâm canh trên diện tích gần 1.500ha.
Hiện giá thu mua tôm thẻ nguyên liệu loại 80 - 100 con/kg dao động từ 130.000 - 145.000 đồng/kg. Do thời gian nuôi ngắn, doanh nghiệp xuất khẩu luôn cần hàng chế biến (vì khan hiếm nguồn tôm sú nguyên liệu), nên dự báo diện tích nuôi tôm thẻ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm, tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay gần như ngoài vòng kiểm soát của ngành chức năng nên khó quản lý về an toàn dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

So với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Đông Anh là huyện có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp hơn cả, với các vùng sản xuất rau quả an toàn, cho giá trị kinh tế cao. Cũng chính nhờ thế, thu nhập trung bình của nông dân tại đây đã đạt khá cao và đang tiếp tục tăng.

Ngày 2.11 tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức hội thảo “Giáo sư Bùi Huy Đáp – Cuộc đời và sự nghiệp”.

Hiện nay, tại Bình Định, gỗ rừng trồng được các thương lái và doanh nghiệp thu mua với giá rất cao, gần 1,4 triệu đồng/tấn (đầu vụ chỉ có 1,25 triệu đồng/tấn). Vì thế, người trồng rừng đang hy vọng vào mùa thu hoạch bội thu.

Đó là một trong những mục tiêu mà Hà Nội sẽ hướng tới trong nhiệm kỳ lần thứ XVI (2015-2020) này.

Gần đây, thương lái Trung Quốc lùng mua tổ ong đất với giá 300.000-500.000 đồng/kg khiến người dân ở một số xã thuộc huyện Si Ma Cai (Lào Cai) bất chấp nguy hiểm bắt ong về nuôi.