Nông Đặc Sản Quảng Ninh Na Dai Đông Triều

Với lợi thế là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả, trong những năm 1994 - 1995, thực hiện chủ trương của huyện Đông Triều về việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nông dân 3 xã Việt Dân, Tân Việt, An Sinh đã quyết định phá bỏ những loại cây kém hiệu quả sang trồng na dai.
Trong quá trình canh tác, do phù hợp với điều kiện tự nhiên, cây na phát triển khá tốt, năng suất cao và cho quả ngon - ngọt - mát - bổ. Đến nay, na dai Đông Triều đã trở thành cây kinh tế chủ lực, làm giàu cho bà con các xã Việt Dân, Tân Việt, An Sinh với tổng diện tích ước khoảng 900 ha, cho doanh thu nhiều tỉ đồng.
Những năm gần đây, do các hộ dân được tập huấn kỹ thuật, đặc biệt là quy trình trồng và chăm sóc đảm bảo cho sản phẩm sạch nên sản lượng na dai tăng đáng kể, năng suất bình quân đạt từ 12 - 15 tấn/ha.
Để loại cây trồng này phát triển bền vững, nâng cao uy tín và danh tiếng trên thị trường ngày 24/7/2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể na dai Đông Triều cho sản phẩm na dai của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”. Các nội dung thực hiện gồm: Quy hoạch vùng SX na dai Đông Triều; tạo lập nhãn hiệu tập thể na dai Đông Triều; quản lý nhãn hiệu tập thể na dai Đông Triều; phát triển SX, thị trường và đào tạo nâng cao năng lực cho người SX và các tác nhân.
Việc xây dựng thương hiện na dai Đông Triều đã được cán bộ và nhân dân hết sức quan tâm và ủng hộ. Kết quả đạt được đã quy hoạch được vùng SX na dai Đông Triều đảm bảo chất lượng; sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bảng bảo hộ nhãn hiệu tập thể; xây dựng các công cụ quản lý phù hợp với thực tế sản xuất; phối với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều đợt tập huấn quy trình trồng na dai theo hướng VietGAP cho gần 200 lượt người. Tại các lớp tập huấn, người dân đã được phổ biến các kiến thức cơ bản về cách chọn cây giống, bón phân, chăm sóc, thụ phấn bổ; các kiến thức về sở hữu trí tuệ, kỹ năng kinh doanh.
Có thể nói, với sự chuẩn bị chu đáo, sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị thực hiện dự án (Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hệ thống nông nghiệp) dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể na dai Đông Triều được triển khai thực hiện không những đã nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân mà còn góp phần không nhỏ trong việc khẳng định được chất lượng và tên tuổi của sản phẩm na dai Đông Triều. Đây là cơ sở xây dựng thành công thương hiệu “Na dai Đông Triều” nhằm tạo thuận lợi cho sản phẩm na dai “đứng được” trên thị trường trong tỉnh và vươn ra thị trường ngoài tỉnh…
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.

Mới đây, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện Phù Cát thả con giống cá đối mục xuống ao nuôi của ông Nguyễn Văn Hiền, ở thôn Gia Thạnh, xã Cát Minh - huyện Phù Cát; và hộ ông Trần Ngọc Cường ở thôn Đức Phổ 2, xã Cát Minh. Đây là hai hộ trực tiếp tham gia mô hình nuôi cá nước lợ do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư thực hiện.

UBND tỉnh An Giang vừa có công văn đề nghị Chính phủ cho phép Ngân hàng Phát triển VN tham gia tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu cá tra.

Khi sản phẩm xuất khẩu ngày càng chịu sự kiểm tra gắt gao của các nước trên thế giới, giá tôm sú và tôm thẻ bấp bênh, quy trình sản xuất sạch của mô hình nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP tạo bước đột phá cho nền kinh tế mũi nhọn Cà Mau phát triển bền vững.

Bóc một họp trà líp ton giá vài chục nghìn đồng, nếu vào nhà hàng, chỉ cần nhúng một tép trà vào một bộ tách đẹp, thêm chút ít chanh đường, thế đã là một thức nhấm cao cấp với giá tương đối cao